Hôm nay,  

Sông Hồng Thành Bãi Rác

08/04/201000:00:00(Xem: 3145)

Sông Hồng Thành Bãi Rác

Bạn,
Theo ghi nhận của báo Sài Gòn, tại miền Bắc VN, sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội đang khô cạn.  Hơn nửa thế kỷ nay,  bây giờ mới thấy sông Hồng cạn  đáy, chỉ xắn quần là lội sang bãi giữa, nơi những người nông dân vùng Hưng Yên và vùng Hồng Hà, thị trấn Phùng, Hà Nội về canh tác. Do bị khô cạn, nên hiện nay, bãi giưã sông Hồng đã trở thành bãi rác lớn. Trong khi đó, giới doanh nhân lại muốn đầu tư xây dựng công trình, làm ngăn dòng chảy. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận toàn cảnh về sông Hồng hiện nay qua bản tin như sau.
Sông Hồng đang mùa cạn nên bãi cát vừa là sân bóng, vừa là chỗ vẽ trái tim trên cát, thay lời tỏ tình của trai gái tuổi trăng rằm. Tuổi trẻ cứ mơ mộng, còn những người nông dân bãi giữa vùng Tứ Liên quận Tây Hồ, họ cuốc đất trồng bí, bí đao, và bí ngô. Đặc sản của bãi giữa là bí và ngưu tất.Mỗi năm người nông dân ở bãi giữa sông Hồng thu nhập, trừ tiền giống má, thu về được khoảng hai mươi triệu đồng. Họ đầu tư cho con đi học ở bên phố Chương Dương Độ. Và họ mua giống cây nhân thêm trên ruộng. Phù sa sông Hồng đã giúp bao nhiêu người nông dân sống nhờ đất và nước. Đã có những vòi nước giếng khoan tưới tiêu cho cây xanh, đỡ đi bao cực nhọc.


Những người nông dân bãi giữa sông Hồng tâm sự: họ thuê đất của nhau 500 ngàn đồng/sào. Nghe nói đất bãi phù sa, nông dân thuê của nhau, viết giấy, ký tay. Lại nghe một chị trồng bí ngô bảo có một nữ doanh nhân đang đầu tư trong năm tới đây, để tôn nền ven bờ sông, làm con đường cho người dân đi du lịch.Khéo mà lấn sông, đâu chỗ cho dòng chảy. Sông Hồng đang co hẹp, khúc Hà Nội giống như hồ Trúc Bạch, hồ Tây, và sâm cầm mùa xuân mới thi thoảng bay về. Nhiều nhà tầng mọc lên. Những cao ốc lô nhô như nấm ở khu Quảng An, Tứ Liên... Sông Hồng không còn mênh mông nữa. Mặc dầu phù sa vẫn nâng đỡ con người. Chưa biết chừng dòng chảy của sông đang thắt lại cũng do chính tay con người.
Đã trơ ra bao rác rến, bao nilông,đã trơ ra những bát hương, bàn thờ người thành phố quen ném xuống sông. Lúc cỏ lau cao còn che đi rác, giờ thì cỏ khô, rác cũng lộ ra. Cả một vệt dài từ Tứ Liên xuống bến phà Đen lặng gió, rất nhiều rác. Bãi giữa nhiều nhà không có khu vệ sinh, họ coi đất bãi mênh mông là bể tự hoại. Đó là chưa kể làng nghề gốm Bát Tràng đổ xuống dòng chảy những gì.
Bạn,
Báo Sài Gòn Tiếp Thị viết tiếp: "Ai dám bảo nước sông và cỏ cây không lên tiếng. Thiên nhiên có cách nói của thiên nhiên. Vì sao con người lại không lắng như phù sa sông Hồng mà nghĩ cho sông cho cây cho dòng chảy""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.