Hôm nay,  

Cả Làng Đói Khổ

5/20/200800:00:00(View: 4112)

Bạn,
Theo báo Nông Nghiệp VN, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế,  có  một ngôi làng mà cư dân phải đối mặt  với nạn  đói quanh năm. Đó là làng Trung Chánh, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc,  một ngôi làng không ruộng, không vườn, ăn không đủ no, trẻ con không được đến trường... Cuộc sống của gần 100  gia đình  dân  làng có rất nhiều cái không như thế theo ngày tháng cứ trôi đi. Báo Nông Nghiệp ghi nhận về tình cảnh khốn khổ của dân làng này qua đoạn ký sự như sau.

 Đã hơn 20 năm trôi qua, kể từ ngày những người dân vạn đò xã Lộc Điền "bỏ biển lên bờ" với ước mơ giã từ cuộc sống sông nước. Được  bố trí  ở sát đầm Cầu Hai để làm nghề chài lưới, họ biết rằng lên bờ rồi nhưng mình vẫn không thể rời biển. Nhà trên bờ, thuyền dưới nước, cuộc sống vẫn theo đuôi con tôm, con cá. Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống cả thôn, từ già đến trẻ lại kéo nhau "gieo mình" xuống đầm, xuống biển mưu sinh. Cứ như vậy, người và lưới rong ruổi khắp các con đầm, kênh, lạch và ra tận biển từ đêm đến sáng hôm sau. Trong làng chỉ còn lại những người già yếu và trẻ con 3-4 tuổi trong những căn nhà lụp xụp, xiêu xẹo, dột nát.

Làng Trung Chánh 6 giờ sáng, khi những "chuyến đò đêm" trở vào bờ. Cả thôn náo nhiệt tiếng í ới gọi nhau, đàn ông xả lưới, đàn bà quảy hàng đi chợ, trẻ con hò nhau phụ giúp bố mẹ nhặt từng con tôm, con tép còn sót lại. Đã từ lâu dân Trung Chánh hình thành nên thói quen bất đắc dĩ là mỗi ngày chỉ ăn một bữa cơm: "Cả thôn này không có bữa cơm trưa, bữa tối mô, thường thì chỉ ăn "bữa cơm chính" vào lúc 8-9 giờ sáng, rồi sau đó cả làng cùngđi ngủ, đến tối lại đi làm"  một người dân tên  Hạnh tâm sự như thế. Và cái tên "làng đói" cũng ra đời từ đó.Buổi trưa, cả thôn không có lấy một nhà nổi lửa. Không gian đìu hiu, chỉ có bóng dáng những đứa trẻ con đầu tóc vàng hoe vì nắng, vì gió tụ tập quanh những bóng tre. Chúng vẫn chưa đến tuổi làm nghề nên vẫn còn được chơi đùa thoả thích. Còn cha, mẹ, anh chị của chúng đã tranh thủ ngủ lấy lại sức sau một đêm dài thức trằng trên đầm, trên phá.

Theo thời gian vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai bị khai thác đến mức ngày càng cạn kiệt. Những trộ nò, trộ sáo không còn "hào phóng" như trước. Dân lại càng thêm bi đát.

Người đông con đói đã đành, người sợ khổ đẻ ít con nhưng rồi vẫn đói. Chị Mai Thị Gái 37 tuổi, khiếp cảnh khổ của cha mẹ nên khi lấy chồng ở riêng chị chỉ dám đẻ 1 đứa con, để có điều kiện nuôi nấng, cho ăn học nên người. Ngâm thân trên đầm Cầu Hai không kể ngày đêm, ấy vậy mà cũng trầy trật bữa rau bữa cháo.

Bạn,
Cũng theo báo Nông Nghiệp VN, khi kể  về chuyện nợ của người dân trong thôn,  cư dân Mai Thị Gái chua xót nói với phóng viên "Chú không tin cứ đi hỏi mười người trong thôn này thì có đến... mười một người mắc nợ. Khổ lắm chú ơi. Hồi trước còn có cơm mà ăn, nhưng mấy tháng nay, nhiều gia đình đã chuyển sang...ăn cháo".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.