Hôm nay,  

Thông Đà Lạt Bị ‘Hạ Sát’

29/12/200700:00:00(Xem: 3410)

Bạn,

Đà Lạt vốn nổi tiếng là thành phố ngàn thông, phố trong rừng, rừng lẫn trong phố. Thế nhưng, theo ghi nhận của báo Sài Gòn, trong nhiều tháng qua hàng trăm cây thông của thành phố thơ mộng này liên tục bị đốn ngã không thương tiếc. Sự đô thị hóa quá nhanh lại không tuân thủ theo quy hoạch cùng với tình trạng di dân tự do, xây dựng nhà cửa trái phép đã hạ sát dần những tán thông trong nội đô. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Thủ đoạn chính của những "sát thủ thông" là "ken" cây (dùng rìu, rựa vạt một phần gốc cây, sau đó lấy lửa đốt vào chỗ bị chặt) và chờ gió quật ngã cây rồi đến dọn dẹp! Hoặc đào xung quanh gốc thông rồi cho muối hoặc hóa chất vào làm thông "chết đứng". Sau khi cây "qua đời", thủ phạm sẽ có "tận thu" cây về làm chất đốt hoặc có thêm đất sử dụng để canh tác hay xây dựng nhà cửa.

Còn những nơi tôn nghiêm vắng vẻ như lăng Nguyễn Hữu Hào (nhạc phụ vua Bảo Đại, thân phụ Nam Phương Hoàng hậu), đèo Mimosa... thì "sát thủ" ngang nhiên dùng cưa trực tiếp. Những khu vực thông bị triệt hạ nhiều nhất là đèo Prenn, lăng Nguyễn Hữu Hào, Dinh III, đèo Mimosa, Thung lũng Tình Yêu... Ngay cả thông sau lưng trụ sở UB tỉnh cũng chung số phận.

Theo số liệu năm 1997, có gần 10 ngàn cây phân tán trong phạm vi thành phố, nhưng đến nay chỉ còn khoảng 6 ngàn 500 cây, điều này cho thấy số cây "biến mất" không nhỏ. Theo Ban quản lý rừng nội ô Đà Lạt, trung bình hàng năm có khoảng 450 cây được phép chặt hạ, chưa tính những cây bị chặt phá trái phép, chưa phát giác.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, năm 1978 thông Đà Lạt chiếm diện tích tới 30 ngàn hécta nhưng 20 năm sau (1998) chỉ còn 16 ngàn 200 hécta. Hai năm sau lại giảm tiếp 2 ngàn hécta. Trong năm 2007, có thời điểm chỉ trong vòng 3 tháng nhưng đã có gần 600 cây thông "về với Giàng" ở Thung lũng Tình Yêu.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, với rừng vành đai  Thành phố Đà Lạt thì năm 2007 đã xảy ra 250 vụ vi phạm lâm luật, gây thiệt hại gần 25ha đất lâm nghiệp... Nếu  cơ quan chức năng không có những biện pháp cương quyết  thì có lẽ chẳng bao lâu nữa Đà Lạt sẽ chẳng còn "thông reo vi vu", sẽ chẳng còn là chính Đà Lạt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.