Hôm nay,  

Sông Lở, Vỡ Đê

20/08/200900:00:00(Xem: 2428)

Sông Lở, Vỡ Đê

Bạn,
Theo báo Sài Gòn,những ngày qua,tại miền Tây Nam phần, lũ đầu nguồn tiếp tục lên nhanh dẫn đến nguy cơ vỡ đê, sạt lở sông, rạch rất cao. Mực nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long tăng 5 cm-10 cm/ngày và hiện đã cao hơn thời  gian này năm 2008 khoảng 40 cm, đe dọa nhà cửa, đất đai và tính mạng của hàng chục ngàn  gia đình. Báo Người Lao Động ghi  nhận về thảm họa này qua bản tin như sau.
 Khoảng một tháng nay, hàng loạt vụ sạt lở nghiêm trọng đã liên tiếp xảy ra ở Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ...Tại Đồng Tháp, tình trạng sạt lở ở các xã cù lao huyện Hồng Ngự hết sức phức tạp. Trong hai ngày 18 và 19-7, tại ấp Long Phước, xã Long Khánh A, sông bị sạt lở cuốn trôi 150 m đường đất, ăn sâu vào đất liền 10 m và làm 14 căn nhà phải di dời khẩn cấp. Ở xã Thường Phước 1, khoảng 3 tuần nay đã sạt lở hơn 4 km ven sông, ăn sâu vào đất liền 2 m- 3 m. Nhiều đoạn đường nhựa ở xã Long Thuận bị nước lũ cuốn trôi. Cũng tại Long Thuận, ngày 20-7, xảy ra một vụ sạt lở làm mất 70 m đất, ảnh hưởng đến 6 nhà dân và đe dọa Trường Tiểu học Long Thuận 4.


Tại các huyện đầu nguồn lũ An Giang như An Phú, Tân Châu cũng có hàng chục điểm sạt lở nguy hiểm. Ngoài những điểm sạt lở thường xuyên, mùa lũ năm nay tại An Giang phát sinh điểm sạt lở mới ở xã Quốc Thái, huyện An Phú. Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất là tại xã Vĩnh Trường, huyện An Phú. Khu vực đầu cồn Vĩnh Trường đang bị sạt lở dữ dội khiến một trường tiểu học phải bỏ hoang từ 2 năm nay bởi có thể rơi sụp xuống sông bất cứ lúc nào. Ông Lâm Văn Lũy, ngụ tại cồn Vĩnh Trường, cho biết hơn 4 công đất (4 ngàn mét vuông) của gia đình ông đã lần lượt bị sạt lở xuống sông. Chỉ tay về phía xa tít ở ngã ba sông, ông Lũy lo lắng: "Trước đây, ranh đất của tôi tận ngoài đó, song 2- 3 năm nay đã bị sạt lở gần hết. Ban đêm, nhà tôi không ai dám ngủ vì nhiều khi vừa chợp mắt đã nghe đất lở ầm ầm. Căn nhà gia đình tôi đang ở cũng không biết sẽ bị cuốn trôi lúc nào đây"...
Tại Tân Châu - An Giang cũng có rất nhiều điểm sạt lở như: Vĩnh Xương, Long An, Vĩnh Hòa, Tân An, Lê Chánh, Phú Lộc, Châu Phong... Từ đầu năm 2009 đến nay đã có 4 vụ sạt lở ở Tân Châu, làm mất khoảng 2,800 m2 đất và 18 nhà  phải di dời. Nghiêm trọng nhất là vụ sạt lở từ ngày 18 đến 20-7 dọc bờ sông Hậu tại khu vực ấp Vĩnh Lợi 2, xã Châu Phong. Chiều dài đoạn sạt lở lên tới 650 m, rộng 4 m, 1,950 m2 đất đổ sụp và phải di dời 7 nhà dân.  Nguy cơ sạt lở ở khu vực này vẫn còn rất cao, bởi hiện đã có nhiều vết nứt dài khoảng 30 m, rộng 4 m.
Bạn,
Báo Người  Lao Động cho biết thêm, tỉnh Hậu Giang có nhiều sông, rạch chằng chịt cũng là nơi thường xuyên bị sạt lở trong mùa lũ. Tại thành phố Cần Thơ, các quận, huyện Thốt Nốt, Phong Điền, Ô Môn... cũng xảy ra sạt lở kênh, sông trong những ngày gần đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.