Hôm nay,  

Dân Nghèo Xóm ‘Ổ Chuột’

4/5/200800:00:00(View: 3335)

Bạn,

Theo báo  điện tử VietNamNet  trên  địa bàn thành phố Huế,  phía sau  1 con  đường có tên đường Phan Đăng Lưu sầm uất, có  một xóm nghèo được hình thành hơn 18 năm qua, gồm 52  gia   đình  sống trong những  căn nhà nhếch nhác, hôi hám như ổ chuột. Việc di chuyển họ đến một nơi đàng hoàng hơn đã được ngành xã hội tính đến, nhưng chính thức vào thời  gian nào thì dân vẫn chưa biết và  ủy ban  địa phương thì vẫn  cứ hứa. Báo điện tử VietNamNet ghi nhận tình cảnh khốn khổ của cư dân xóm này qua đoạn ký sự như sau.

Qua chiếc cầu đúc bằng bê tông mang cái tên quyến rũ "Thiên Mã" bắc qua dòng nước đen ngòm, rác thải, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc là một tổ hợp những ngôi nhà được dựng sơ sài, tạm bợ, với những phận người mòn mỏi chờ được đến nơi ở mới.Cùng với thời gian, quá trình "sinh sôi nảy nở", từ chỗ 17 gia  đình sinh sống ban đầu (năm 1989), đến nay tại khu vực này đã có tới 52  gia đình. Họ đến đây dựng lên những ngôi nhà bằng tôn, tre, ván,... một số dựa lưng vào thành, số khác dựng nhà dọc mép hào Thành Nội.Tại đây, người dân phải đối diện với không ít khó khăn khi những điều kiện sinh hoạt tối thiểu nhất không trực tiếp đến được. Nói về chuyện điện, chuyện nước ở đây, chị Hoàng Thị Dung ngán ngẩm: "Có trực tiếp mua từ nhà máy nước, nhà máy điện mô, gần hai chục năm ni đều phải đi câu điện, câu nước lại của người khác với giá cao". Cái giá phải trả cho việc dùng điện, dùng nước sinh hoạt ở đây không hề rẻ, một mét khối nước với giá 5 ngàn đồng, mỗi số điện từ 1 ngàn- 1 ngàn 200 đồng.

Giữa chừng những câu chuyện kể về "cuộc đời tạm bợ" với bờ thành này, luôn thấy tiếng chuột ré lên từng hồi, vô tư bò khắp góc nhà. Chuột ở đây quen người đến nỗi cùng ăn, cùng ở với người. Ngồi giữa sàn nhà bằng gỗ, gọt xoài, cóc chuẩn bị cho buổi chợ rong chiều, chị Đỗ Thị Hoa nói vui: "Chuột quen quá rồi, chúng không sợ người mô, chú không tin tui bỏ đĩa bún ở sàn thì chỉ vài phút sau hết sạch". Thấy  phóng viên có vẻ nghi ngại, chị Hoa nhanh tay bốc lấy một nắm bún vừa mua về chuẩn bị cho bữa cơm trưa cho vào chiếc đĩa, khoảng chừng 3 phút, 3 con chuột chui lên từ sàn nhà chén sạch!Bên đĩa bún là chiếc chiếu, một tấm chăn mỏng mảnh chị ngủ chưa kịp gấp. May mắn là từ lúc đến đây chưa một lần xảy ra dịch bệnh.Còn chuyện vệ sinh thì khỏi phải bàn. Nhà vệ sinh là những chiếc cầu tõm trống hoác được dựng lên ở con hào. Rác thải sinh hoạt, chất thải con người tất cả đều được vứt xuống hào, mùa mưa đỡ khổ vì mùi, khi nắng lên nước con hào cạn, mùi xú uế bốc lên nồng nghịt mũi người.

Bạn,

Cũng theo báo VietNamNet, người dân cư ngụ tại khu bờ thành Phan Đăng Lưu hầu hết là những người buôn thúng bán bưng mưu sinh bằng đủ tất cả các nghề từ đạp xích lô, chạy xe thồ, bốc vác ở chợ. Cuộc sống bèo nhèo, lắm vất vả, khó khăn.Hầu hết những người dân ở đây đều có một mong mỏi chung là được sớm di dời đi nơi khác, thoát khỏi cảnh sống tạm bợ, nước đọng, ao tù này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.