Hôm nay,  

Nông Dân Canh Lửa Rừng

06/04/200800:00:00(Xem: 3016)

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, khu rừng U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau )đang bước vào cao điểm báo động cháy ở cấp độ cực kỳ nguy hiểm trong mùa khô năm 2008.

Thời gian này,  nông  dân cư ngụ quanh bìa rừng bắt đầu  lục tục rủ nhau đi canh lửa. Họ là những cư dân tình nguyện tham gia  lực lượng phòng chống cháy rừng. Báo SGGP  ghi nhận về công việc canh lửa rừng của những người dân này như sau.
Những ngày này, cánh đàn ông địa phương ngụ quanh bìa rừng bắt đầu "cắt cơm", chia tay vợ con, lục tục rủ nhau đi canh lửa. Ông Dư Văn Ngoán, ngụ ở ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, nói đi canh lửa biền biệt trong rừng sâu đến 5-6 tháng trời, xa vợ, xa con, tiền bồi dưỡng chỉ vài trăm ngàn đồng một tháng, thua xa ở nhà đi làm mướn. Nhưng vì "cái rừng U Minh Hạ này là niềm tự hào, là sự sống còn của dân Cà Mau nên mình phải có nhiệm vụ giữ gìn nó". Mỗi ngày chốt canh lửa gồm bốn người của ông Ngoán phải sắp xếp cơm nước xong xuôi trước 8 giờ sáng. Gạo, mắm ở nhà đem vô, anh em hùn lại nấu ăn với nhau. Xong bữa cơm sáng là cứ luân phiên nhau mỗi người lên chòi canh hai giờ. Những người còn lại luồn sâu vào những cánh rừng rậm lùng sục. Chỉ cần phát hiện những dấu hiệu khả nghi như dấu người trên vết lá, tổ ong bị đốt, bị gỡ khỏi cây, lá rừng cháy sém... là lập tức báo động để ứng phó.


Ông Ngoán nói đôi khi đang ngồi nghỉ giữa rừng, bất chợt nghe tiếng lá động đậy cả nhóm bật dậy lần rừng đuổi theo vì nghi có người vào rừng đốt ong. Nhưng hóa ra chỉ là một con heo rừng. Cũng có lúc truy đuổi đối tượng khả nghi một lúc mới giật mình phát hiện trước mặt là một con rắn hổ mang hay một con trăn gấm khổng lồ thè lưỡi, khò khè coi phát ớn.

"Tình nguyện viên" Phạm Văn Thuyên, nhà ở tận xã Hồ Thị Kỷ, Thới Bình, cũng tìm đến rừng quốc gia canh lửa chỉ vì "ba em hồi trước làm nghề rừng. Trước khi ba mất có dặn phải nối tiếp ba canh lửa, giữ rừng, không thể để U Minh Hạ mình cháy lớn như năm 2002 được. Rừng mất thì bà con cực khổ lắm". Thuyên nói trận cháy rừng kinh hoàng năm 2002 đến nay vẫn còn ám ảnh người dân vùng U Minh. Bởi vậy, mấy năm nay chẳng cần ai nhắc nhở, cứ đến mùa khô thì mọi người đều bỏ cả việc nhà để đi canh lửa.

Bạn,
Cũng theo báo SGGP, ở U Minh Hạ còn có những đội "phản ứng nhanh" chống cháy rừng, mỗi nhóm 3-5 người, đều là nông dân địa phương. Mỗi gia đình cử ra một người tham gia, có cả nam giới lẫn cánh phụ nữ. Họ tự trang bị điện thoại "nóng", kẻng báo cháy... để thông tin với nhau khi phát  giác những điểm có nguy cơ cháy. Cánh đàn ông đi tuần tra trong rừng thì các phụ nữ lo tiếp tế cơm, nước, mì... dỡ từ nhà mang đến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.