Hôm nay,  

Xóm Không Tên

15/04/200700:00:00(Xem: 2775)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cách đây gần 20 năm, có một số gia đình cư dân ở nơi khác đến ấp Bình Đường III  xã An Bình (Dĩ An) lấn chiếm đất tại khu vực đường ray xe lửa để xây dựng nhà ở. Do xây dựng không có giấy phép đã dẫn đến một số khó khăn mà họ phải gánh chịu khi thực hiện một số giao dịch dân sự, thế chấp ngân hàng và các loại giấy tờ liên quan đến "hộ khẩu" (sổ gia đình). Vì thế, nhiều người dân ví nơi đây là "xóm không tên". Báo Bình Dương ghi nhận thực trạng xóm này qua đoạn ký sự như sau.

Đoạn đường từ cầu vượt Sóng Thần chạy đến cầu Gió Bay dài khoảng hơn 1km, thuộc ấp Bình Đường III, hiện đã có hơn 170 căn nhà cấp 4 được cất san sát liền kề nhau với hơn 400 ngườiđang sinh sống. Cứ mỗi buổi chiều, những đứa trẻ thơ trong xóm nô đùa bên nhau nhưng chúng đâu có biết gia đình mình sống ở đây thuộc thành phần tạm cư. Lý do: Trong những năm qua, một số gia đình  từ nơi khác đến đây để tự sang nhượng đất và một số khác lấn chiếm đất nằm trong khu vực bảo vệ hành lang đường sắt theo quy định của ngành đường sắt để cất nhà đã làm khó khăn trong công tác quản lý của địa phương. Từ nguyên nhân này, họ chỉ được địa phương xem xét và cấp sổ theo diện tạm trú. Không có hộ khẩu, cuộc sống của người dân nơi đây gặp rất nhiều trở ngại khi thực hiện các giao dịch dân sự, vay vốn, làm giấy kết hôn, khai sinh cho con...

Bà Đào Thị Bính ở tổ 36, nói: "Tôi là một trong những công dân đầu tiên khai sinh ra cái "xóm không tên” này. Quê ở tận miền Bắc, do hoàn cảnh gia đình, năm 1992, bà Bính về đây mua lại miếng đất để cất nhà. Hồi đó khu vực này còn hoang vắng, chỉ lèo tèo có mấy cái nhà. Đến những năm sau này người dân ở khắp nơi đổ về sang nhượng đất để tiếp tục cất nhà. Và đến nay khu đất này đã có gần 200 căn nhà mọc lên. Ông Phạm Kim Phước có 2 người con vừa thi vào đại học. Gần 20 năm qua, con của ông cùng theo cha mẹ vào ấp Bình Đường III, đến giờ này ông cũng thuộc diện không có khẩu. Khi 2 người con thi vào đại học, sắp đến ngày đi thi ông phải tất bật dẫn 2 con chạy về  Hải Phòng để làm chứng minh cho con. Nhưng về đến nơi ông tá hỏa khi nghe cán bộ ở đây phán quyết: Đã mấy chục năm ông đã bỏ nhà ra đi và nhiều lần địa phương đi phúc tra nhưng vẫn không còn. Vả lại các quỹ đóng góp ở địa phương gia đình ông không tham gia nên địa phương quyết định xóa khẩu! Để có được giấy chứng minh thư cho các con ông phải cậy đến người quen nhờ cứu giúp! Giờ này, khi công việc liên quan đến các loại giấy tờ thì ông cũng như nhiều cư  dân ở đây rất lo sợ.

Bạn,

Cũng theo báo Bình Dương, hàng năm, đến mùa tựu trường thì cả xóm kéo nhau "gõ cửa" đến chính quyền địa phương để xác nhận tạm trú cho con. Nhiều cặp vợ chồng đã kết hôn nhưng không có "hộ khẩu" nên làm giấy kết hôn không được. Và đặc biệt có một số người hiện nay đang mang trong mình những con số "không": Không hộ khẩu, không làm được căn cước, không có giấy kết hôn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.