Hôm nay,  

Ngôi Chợ Làng

23/02/200700:00:00(Xem: 3063)

Ngôi Chợ Làng

Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, trong mỗi người Việt đã trải qua thời niên thiếu ở làng quê, khi trưởng thành, dù sống ở đâu thì cũng ít nhiều lưu giữ trong ký ức một miền quê với bóng dáng cây đa, giếng nước, con kênh và không thể thiếu ký ức về một ngôi chợ làng và thú đi chợ. Báo điện tử nhà nước TTXVN ghi nhận về hình ảnh chợ làng trong tâm thức của những sống xa quê như sau. 

Rời quê lên phố, sinh sống xa quê hương, thường xuyên đi siêu thị hay các trung tâm thương mại lớn, những phút lặng của tâm hồn, giữa cảnh đông đúc phố phường, bạn sẽ nhớ cái chợ làng mình, nhớ cảnh bán - mua bình dị cùng những gương mặt thân thuộc của "người làng"

Chợ làng là nơi những người đi xa về thấy rõ nhất sự biến đổi của cuộc sống miền quê.  Đến bất cứ một vùng quê nào, chỉ cần nhìn qua chợ làng, quan sát hàng hoá, thực phẩm bày bán và khung cảnh bán - mua là có thể biết được đời sống của người dân ở đó. Sự no đủ hay thiếu thốn đều được phô bày ra hết.

Chợ làng thường họp rất sớm, 6 - 7 giờ sáng đã vào độ đông đúc nhất và cỡ độ 10 giờ trưa là đã vãn người. Mọi thứ bày biện không hề hào nhoáng, hầu như toàn những sản phẩm tự sản-tự tiêu như giỏ cua, mớ ốc mới bắt được còn vương bùn non, mớ rau mới hái còn nhựa ứa, sọt trứng lơ thơ vài sợi rơm lót ổ, một vài con gà nhà nuôi và vài quầy tạp hoá bán những đồ dùng cần thiết như giấy, bút, kim chỉ, muối, dầu đốt... Ngày trước, có những thứ phải chờ đến chợ phiên mới mua được như lưỡi xẻng, cán cuốc, rổ, rá, con dao. Bây giờ chợ phiên vẫn đông, nhưng chợ ngày thường hàng hoá thập phương đưa về bày bán những mặt hàng này. Vào những dịp phiên, chợ đông vui hẳn. Tiếng nói, tiếng cười ríu rít. Cứ ra chợ là gặp người quen và thể nào cũng phải đứng lại chào hỏi thân mật. Đông vui nhất là khi chợ làng vào những ngày áp Tết âm lịch. Ra chợ vào lúc này, có khi bạn được gặp những người cả năm mới gặp, ấy là những người con của làng học tập hay làm ăn xa về ăn Tết với gia đình. Hàng hoá có những thứ cả năm mới bán một lần dành cho ngày tết như tranh, ảnh và những câu đối đỏ, lá gói bánh chưng.

Bạn,

Cũng theo báo quốc nội, có lẽ thứ hấp dẫn đám trẻ con nhất ở chợ Tết là những con tò he xanh đỏ. Từ bột gạo nếp xay nhuyễn nhuộm màu, dưới bàn tay "phù thuỷ" của ông bán hàng (mà lạ là ở chợ làng phần lớn những người bán hàng là phụ nữ, nhưng bán những con tò he này thì nhất thiết phải là đàn ông) những cục bột màu nhanh chóng biến thành những vị tướng oai phong hay chú "tôn ngộ không" ngộ nghĩnh hoặc những con gà trống, con chuột, bên dưới lắp một cái còi cũng chỉ bằng một mẩu lá tí tẹo là có thể thổi được ra tiếng "tò he, tò he" và có lẽ thế nó mới được mang cái tên là con tò he. Tiếng "tò he" ấy cứ theo mãi trong suốt cuộc đời của mỗi con người khi xa quê.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.