Hôm nay,  

Lún Sụt Đất Công Trình

11/12/201000:00:00(Xem: 4168)

Lún Sụt Đất Công Trình

Bạn,
Theo các chuyên viên ngành xây dựng, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, sự bùng nổ về số lượng và quy mô các công trình xây dựng đang lộ ra những nguy cơ đe dọa tuổi thọ công trình, đặc biệt là nguy cơ về lún sụt đất, lún sụt công trình. Những lo lắng này đã được đưa ra tại hội thảo "Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn hội nhập" do Sở Xây dựng TPSG tổ chức ngày 8/12 vưà qua. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Theo thống kê của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng- Bộ Xây dựng, từ năm 2006 tại TPSG bắt đầu xuất  hiện khá nhiều tai họa trong các công trình xây dựng.
Hầu hết  những  tai họa tập trung ở giai đoạn thi công, như sập đổ các công trình nhà ở riêng lẻ. Các công trình quy mô lớn cũng không tránh khỏi như công trình cao ốc văn phòng - thương mại CR4-1 trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) bị sập một phần, làm chết 2 người và bị thương 10 người. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPSG, chỉ trong vài tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 2 vụ sụp tầng hầm nghiêm trọng tại cao ốc M&C (quận 1) và cao ốc Waseco (quận Tân Bình).


Theo Sở Xây dựng, các tai họa trong tiến trình thi công công trình đã gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản. Sáu tháng đầu năm 2010, trên địa bàn TP đã có tổng cộng 11 tai họa lớn về xây dựng khiến 36 người chết và 4 người bị thương.  Đặc biệt, sự xuất hiện của hàng loạt "hố tử thần" do sụp nền đường trong thời gian gần đây, gây bức xúc và lo lắng cho người dân TP khi tham gia giao thông.
Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải, có 5 nguyên nhân cơ bản tạo nên "hố tử thần": hạ tầng kỹ thuật hiện hữu xuống cấp, thi công không bảo đảm chất lượng, địa chất  thành phố, tác động của triều cường và tải trọng các phương tiện lưu thông.  Một nguyên nhân nổi cộm không kém quan trọng là vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước. Theo ông Hiệp, TPSG thiếu đánh giá hiệu quả đầu tư công, cụ thể là chưa quan tâm đánh giá hiệu quả sử dụng, khai thác của dự án sau khi triển khai, thậm chí khi đã nghiệm thu, nhất là các công trình thoát nước, chống ngập, đê bao...  
Bạn,
Báo Người Lao Động cho biết, theo 1 viên chức tên laLê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, tăng trưởng dân số TPSG khoảng 6%/năm nhưng tăng trưởng công trình đến 15%/năm, kèm theo sự bùng nổ về quy mô, tầng cao cũng như những loại công trình mới, vật liệu mới. Vì vậy TPSG phải đổi mới và nâng cao chất lượng công trình để phù hợp với việc xây dựng trên nền đất yếu mà thực tế đã xảy ra các vụ sập và sụt lún.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tướng Không quân, nhưng lại tham nhũng đất... Bây giờ mới lộ. Bản tin VOA kể: Hai tướng cao cấp thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bị cơ quan giám sát của Đảng Cộng sản đề nghị xử lí kỉ luật liên quan đến việc quản lý đất được quy hoạch cho mục đích quốc phòng, giữa bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục gia tăng cường độ.
Hít thở khí trời độc là chết... Uống nước nhiễm độc là chết... Ăn thức ăn trộn hóa chất độc cũng chết...
Vậy là thị trường bia thay đổi... Vậy là khi tăng thuế VAT, sẽ có thêm hàng trăm ngàn dân nghèo...
Nghề nguy hiểm nhất tại Việt Nam là nghề gì? Nghề xây dựng? Nghề lái xe? Không phải... Câu trả lời đúng là: nghề dạy học.
Vậy là sẽ có xe hơi sản xuất tại Việt Nam dưới cái dù liên doanh chiến lược VinFast/GM... Hy vọng cạnh tranh với quốc tế được chăng? Để xem.
Chuyển giao công nghệ... là chuyện gian nan. Có vẻ như quốc tế không ưa bàn giao công nghệ cho Việt Nam.
Câu hỏi mưa lũ chết người, trôi nhà là do đâu? Dĩ nhiên, là do khí hậu thời hâm nóng địa cầu. Nhưng thiệt hại ngày càng dữ dội hơn, chính vì cán bộ móc nối lâm tặc phá rừng, làm cho thảm cây bảo hộ không còn dày nữa.
Mưa lũ kinh hoàng nhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam... Phải chăng vì quan chức phá rừng, nên mùa mưa năm nào cũng có chuyện thiệt hại lớn?
Một nhạc sĩ được học trò Miền Nam nhớ nhiều là Hùng Lân... Trong đó, có bài Hè Về, khởi đầu là những câu nhạc rất vui, rộn ràng:
Cái gì cũng lên giá... Vậy là đáng lo ngại. Dân cả nước đều lo ngại. Báo Người Lao Động kể: Giá trứng gà, vịt tăng liên tục trong 2 tháng gần đây và đang đứng ở mức kỷ lục khi giá bán lẻ vượt ngưỡng 26.000 đồng/chục (trứng gà), 33.000 đồng/chục (trứng vịt).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.