Hôm nay,  

‘chợ Di Động’ Cao Nguyên

29/07/201000:00:00(Xem: 3456)

‘Chợ Di Động’ Cao Nguyên

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng Cao nguyên thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hàng ngày có những phụ nữ nghèo rong ruổi trên những chiếc gắn máy cũ chất đầy hàng, vào tận các xã vùng sâu để bán hàng thực phẩm, hàng gia dụng cho cư dân. Những phụ nữ khốn khổ đó đã tạo thành "những phiên" chợ di động" quen thuộc với dân nghèo địa phương. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận toàn cảnh về cuộc mưu sinh từ những phiên chợ này qua đoạn ký sự như sau.   
Trên những cung đường xa từ Gia Bắc, Tân Thượng, Đưng K' Nớ... của  tỉnh Lâm Đồng có nhiều phụ nữ bám mình trên từng tuyến xe, tạo nên những cái "chợ di động", miệt mài đưa chợ đến với  bà con sáng sớm, khi sương còn níu trên những vườn chè B' Lao thuộc  thành phố Bảo Lộc, chị Trần Thị Huệ đã dậy để ra chợ, chuẩn bị cho một phiên chợ mới lên các xã vùng sâu. Cá, thịt, rau, gia vị... thêm vài món đồ chơi, thức ăn cho trẻ con, chất đầy chiếc xe máy là lên đường. "Cao nguyên này rộng lắm xây chợ đâu cho hết, bà con ở xa chợ không có phương tiện chỉ biết mấy cái chợ của tụi tui", chị Huệ tâm sự. Thời gian đầu rong ruổi bằng chiếc xe đạp, khi khá lên sắm được chiếc xe gắn máy thì những món hàng của chị trở nên đa dạng hơn và hành trình cũng từ đó dài thêm.


Vừa dừng xe tại một xóm nhỏ thuộc xã Tân Thượng, Di Linh, chị Nguyễn Thị Nga đưa chiếc cân ra bên cạnh đường rồi nói: "Hôm nay cá Bình Thuận lên muộn quá nên em đến hơi trễ, mấy chị thông cảm" và bắt đầu cân những con cá tươi rói. Bảy năm nay, bất kể nắng hay mưa, xóm nhỏ vùng sâu xã Tân Thượng đã quen thuộc với người phụ nữ dáng thon gầy này. Cầm tay lái qua biết bao đèo dốc hiểm trở, có khi ngã xe phải nhờ người đi đường nhặt nhạnh từng cọng rau, con cá, chị Nga chia sẻ: "Vất vả lắm nhưng đi mãi cũng quen, giờ bà con quen cái chợ nhỏ của mình rồi".
Thâm niên ít hơn như chị Tưởng Thị Hòa, mới vào nghề chưa đến hai năm phải tìm đến tận Đưng K'Nớ, xã nghèo và khó đi nhất của Lạc Dương. Mỗi ngày chị phải dậy lúc 3 giờ sáng để lấy hàng từ chợ Đà Lạt rồi vượt hơn 30km đường đèo, mùa mưa bùn lầy bám đầy xe hàng nhưng chị vẫn miệt mài rong ruổi. Chị bảo cùng đường này chưa có phận nữ nào bám trụ quá ba năm vì sự vất vả và khó khăn của đường sá.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, cứ hễ có dịp mua gì hay cần gì là người dân ở các bản vùng xa lại nhờ mấy tiểu thương "chợ di động" mua giúp từ áo quần, khay mứt, đồ trang trí...   Một  tiểu thương tên Nga đã bộc bạch: "Mình chẳng lấy lời đâu, dù nặng thêm tí nhưng vui vì giúp họ được phần nào" .

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.