Hôm nay,  

‘chợ Di Động’ Cao Nguyên

29/07/201000:00:00(Xem: 3458)

‘Chợ Di Động’ Cao Nguyên

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng Cao nguyên thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hàng ngày có những phụ nữ nghèo rong ruổi trên những chiếc gắn máy cũ chất đầy hàng, vào tận các xã vùng sâu để bán hàng thực phẩm, hàng gia dụng cho cư dân. Những phụ nữ khốn khổ đó đã tạo thành "những phiên" chợ di động" quen thuộc với dân nghèo địa phương. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận toàn cảnh về cuộc mưu sinh từ những phiên chợ này qua đoạn ký sự như sau.   
Trên những cung đường xa từ Gia Bắc, Tân Thượng, Đưng K' Nớ... của  tỉnh Lâm Đồng có nhiều phụ nữ bám mình trên từng tuyến xe, tạo nên những cái "chợ di động", miệt mài đưa chợ đến với  bà con sáng sớm, khi sương còn níu trên những vườn chè B' Lao thuộc  thành phố Bảo Lộc, chị Trần Thị Huệ đã dậy để ra chợ, chuẩn bị cho một phiên chợ mới lên các xã vùng sâu. Cá, thịt, rau, gia vị... thêm vài món đồ chơi, thức ăn cho trẻ con, chất đầy chiếc xe máy là lên đường. "Cao nguyên này rộng lắm xây chợ đâu cho hết, bà con ở xa chợ không có phương tiện chỉ biết mấy cái chợ của tụi tui", chị Huệ tâm sự. Thời gian đầu rong ruổi bằng chiếc xe đạp, khi khá lên sắm được chiếc xe gắn máy thì những món hàng của chị trở nên đa dạng hơn và hành trình cũng từ đó dài thêm.


Vừa dừng xe tại một xóm nhỏ thuộc xã Tân Thượng, Di Linh, chị Nguyễn Thị Nga đưa chiếc cân ra bên cạnh đường rồi nói: "Hôm nay cá Bình Thuận lên muộn quá nên em đến hơi trễ, mấy chị thông cảm" và bắt đầu cân những con cá tươi rói. Bảy năm nay, bất kể nắng hay mưa, xóm nhỏ vùng sâu xã Tân Thượng đã quen thuộc với người phụ nữ dáng thon gầy này. Cầm tay lái qua biết bao đèo dốc hiểm trở, có khi ngã xe phải nhờ người đi đường nhặt nhạnh từng cọng rau, con cá, chị Nga chia sẻ: "Vất vả lắm nhưng đi mãi cũng quen, giờ bà con quen cái chợ nhỏ của mình rồi".
Thâm niên ít hơn như chị Tưởng Thị Hòa, mới vào nghề chưa đến hai năm phải tìm đến tận Đưng K'Nớ, xã nghèo và khó đi nhất của Lạc Dương. Mỗi ngày chị phải dậy lúc 3 giờ sáng để lấy hàng từ chợ Đà Lạt rồi vượt hơn 30km đường đèo, mùa mưa bùn lầy bám đầy xe hàng nhưng chị vẫn miệt mài rong ruổi. Chị bảo cùng đường này chưa có phận nữ nào bám trụ quá ba năm vì sự vất vả và khó khăn của đường sá.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, cứ hễ có dịp mua gì hay cần gì là người dân ở các bản vùng xa lại nhờ mấy tiểu thương "chợ di động" mua giúp từ áo quần, khay mứt, đồ trang trí...   Một  tiểu thương tên Nga đã bộc bạch: "Mình chẳng lấy lời đâu, dù nặng thêm tí nhưng vui vì giúp họ được phần nào" .

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.