Hôm nay,  

Dân Khổ Vì Cầu Sập

09/12/201000:00:00(Xem: 4751)

Dân Khổ Vì Cầu Sập

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, chiều 3/12 vưà qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, một cây cầu nằm trên đường tỉnh lộ ĐT 610B nối quốc lộ 1A với 3 xã  của huyện Điện Bàn bị sập. Đó là cầu Đen nối quốc lộ 1A với vùng Gò Nổi (thuộc 3 xã Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang) của huyện Điện Bàn và một phần thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Vụ sập cầu này đã khiến hơn 33 ngàn cư dân Gò Nổi... trở nên lênh đênh vì thiếu thốn đủ bề. Báo SGGP ghi nhận về thảm họa này qua bản tin như sau.
Cầu Đen gãy, tuyến giao thông độc đạo nối 3 xã Gò Nổi với bên ngoài bị cắt đứt, hàng hóa vào - ra Gò Nổi cũng đứt theo. Điều đáng nói, hiện nay 3 xã Gò Nổi đang vào mùa gieo sạ, việc sập cầu Đen khiến 3 xã này thiếu giống, phân bón, những mặt hàng thiết yếu trở nên khan hiếm và tăng giá.
Gương mặt phờ phạc, ông Huỳnh Trung (xã Điện Phong) ngồi chờ đò vận chuyển phân bón ở bến đò, mệt mỏi: "Khổ quá chú ơi, cầu gãy làm thiếu thốn trăm bề. Đang mùa vụ, dân cần phân bón nhưng từ sáng tới chừ (tới 15 giờ 4-12) tui mới đưa phân lên đò để đưa về Gò Nổi. Chừ dân Gò Nổi thiếu đủ thứ: cây xăng thì đóng cửa vì hết xăng, muốn mua xăng thì dân phải đi đò cả chục cây số để mua. Gas cũng không có để đốt, hàng hóa tăng giá chóng mặt...". Ông Trung cho biết thêm, nếu như trước đây chuyển phân bón, hàng hóa về Gò Nổi chỉ tốn vài chục phút, nay phải chờ cả buổi, 1 tấn phân bón phải mất thêm 100 ngàn đồng tiền bốc vác và tăng-bo bằng đò. Một nhà máy chế biến hàng đông lạnh với 2 ngàn công nhân đóng tại Gò Nổi phải ngừng hoạt động vì không đưa được nguyên vật liệu vào".


Tại khu vực đầu cầu Đen, hàng chục chiếc ghe chèo hoàn toàn không có áo phao vẫn đưa khách qua lại. Ở khu vực Bến Sạn, nhiều ghe máy hoạt động vận chuyển người và phương tiện qua lại trong tình trạng không áo phao. Mặc dù có đò máy, ghe chèo nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân nên lúc nào tại các bến đò "dã chiến" cũng đông người chờ đợi. Ông Phạm Hát, người lái đò máy thuộc  hợp tác xã thủy bộ Duy Xuyên, cho biết: Mỗi ngày ông và 2 đò máy khác phải chạy liên tục từ 4 giờ sáng đến 7 giờ đêm nhưng vẫn không chở hết người. Nhất là trong giờ cao điểm, khi công nhân đi làm, học sinh đi học... đò không còn chỗ chen.
Bạn,
Báo SGGP cho biết, theo ghi nhận của phóng viên, cả các phương tiện đưa dân sang sông đều trong tình trạng thiếu thốn phương tiện bảo hộ nghiêm trọng. Toàn bộ khách đi đò đều không có áo phao. Những hành khách trên các chuyến đò này đều thấp thỏm lo âu nhưng không còn lựa chọn nào khác. Nếu như các cơ quan chức năng không kiểm soát chặt chẽ, thảm họa xảy ra là khó tránh khỏi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.