Hôm nay,  

Phá Sản Vì Cây Tràm

30/01/200700:00:00(Xem: 3129)

Phá Sản Vì Cây Tràm

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, chưa bao giờ nông dân trồng tràm ở miền Tây Nam phần lại lâm vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Giá tràm từ 60-80 triệu đồng (khoảng 370-500 Mỹ kim)/ 1 hécta, có lúc trên 100 triệu đồng/hecta nay tuột dốc còn 25 - 30 triệu đồng/1 héc ta mà vẫn không có người mua. Dân trồng tràm từ Long An sang Đồng Tháp, Tiền Giang nợ ngập đầu, không tiền trả. Hiện tại, nhiều nhà phá rừng tràm, kêu bán đất để giải quyết nợ ngân hàng. Báo SGGP ghi nhận thảm trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Rừng tràm Đồng Tháp Mười tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Nếu như những năm 2000 trở về trước người dân Long An giàu lên từ cây tràm thì hiện nay mọi chuyện trái ngược. Những ngày này đi từ Thạnh Hóa sang Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng... phóng viên chứng kiến nhiều  gia đình đứng ngồi không yên khi cây tràm rớt giá thê thảm. Ông Mười Dẫu, ở Thạnh Hóa (Long An), nhiều năm gắn bó với cây tràm thở dài ngao ngán: "Không thể hình dung cây tràm bị mất giá và đi vào ngõ cụt như hiện nay. 4 hecta tràm của tui đã trên 5 năm tuổi mà bán hổng ai mua; có người vào xem trả 35 triệu đồng, lỗ là cái chắc".

Dọc thị trấn Thạnh Hóa sang Tân Đông, Tân Tây... đâu đâu phóng viên cũng chứng kiến người dân "mặt ủ- mày ê" vì tràm rớt giá - không bán được. Anh Hai Thanh, ở xã Tân Đông (Thạnh Hóa - Long An) kéo phóng viên ra vườn tràm xơ xác, anh nói: "Cây tràm đã qua thời kỳ vàng son, bây giờ trở thành thứ yếu. Tràm tốt hay xấu gì, muốn bán được phải năn nỉ thương lái "khô cả họng" chắc gì họ chịu mua. 8 hecta tràm đã phá 7 hecta, còn 1 hecta vẫn lỗ...".

Đi sâu vào huyện Mộc Hóa, Tân Thạnh... tình hình cũng tương tự, nhà cần bán tràm thì nhiều nhưng thương lái mua rất ít. Anh Bùi Thế Hiếu, xã Kiến Bình (Tân Thạnh, Long An) chua chát: "Từ ngày trồng đến ngày thu hoạch phải mất 6 - 7 năm chăm sóc. 20 ngàn mét vuôn tràm rất tốt nhưng thương lái chỉ mua 45 triệu đồng - chưa đủ tiền đầu tư. Bán xong tràm, bán luôn đất để trồng lúa, vì càng đeo, càng lỗ!".  Nếu như Long An người dân điêu đứng, thì ở Tháp Mười (Đồng Tháp) nông dân trồng tràm cũng lận đận, không có lối ra. Anh Huỳnh Tấn Thọ, xã Mỹ Hòa lắc đầu: "Cách đây 5 năm, cây tràm đã giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu, còn bây giờ thì ngược lại, ai trồng ít lỗ ít - trồng nhiều lỗ nhiều, nhà nào cũng mang nợ". 

Bạn,

Báo SGGP ghi nhận rằng theo người dân Đồng Tháp Mười cho biết, khoảng 3 năm trở lại đây, tràm cừ bắt đầu rớt giá nặng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các nhà thầu xây dựng bỏ cừ tràm chuyển sang sử dụng cừ sạn, bê tông, cọc nhựa... Sức mua giảm mạnh nhưng "cung vượt cầu" khiến tràm rớt giá thê thảm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.