Hôm nay,  

Lũ Cát Lấp Cả Làng

18/09/201000:00:00(Xem: 3006)

Lũ Cát Lấp Cả Làng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên  địa bàn tỉnh Quảng Nam, cách đây gần 1 năm, cơn lũ cát bất thường cuối tháng 10-2009 khiến làng Đại Mỹ thuộc xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc tan hoang như chiến địa. Giờ đây dẫu đã gần một năm trôi qua nhưng "vết thương" ghê gớm vẫn còn y nguyên đó. Từ đầu làng đến cuối bãi, cát bồi lấp cao ngất chưa thể giải quyết hết. Trên khuôn mặt lam lũ của người dân vẫn thường trực nỗi lo đau đáu bởi đất sản xuất đã không còn và cuộc sống càng thêm khốn khó... Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về thảm họa này qua bản tin như sau.
Nói về cơn lũ cát, trưởng làng Đại Mỹ là Hồ Quang Bốn thẫn thờ nhớ lại hôm lũ ập về chôn vùi cả làng trong biển cát: "Cát theo con nước vùi lấp tất cả những gì còn sót lại trên mặt đất. Tài sản thì trôi theo nước lũ trong khi gần 90% nhà dân lại bị cát vùi sâu hơn 2m, có nhà lên tận mái". Nói rồi ông Bốn trầm tư: "Mấy năm ni trời đất thất thường quá. Gió mưa bão tố mỗi năm càng dữ tợn. Bao đời nay làm chi có kiểu lũ cát ghê rứa. Không biết năm nay liệu lũ có như năm ngoái không" Nếu tái diễn chắc dân trong làng phải bỏ mà chạy thôi chú ạ".


Nhớ về cơn lũ lịch sử năm 2009, khuôn mặt ông Nguyễn Huệ (70 tuổi), người làng Đại Mỹ, vẫn còn nguyên nỗi sợ hãi: "Tui sinh ra ở vùng đất này, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa khi nào thấy một cơn lũ lớn như thế. Lũ kèm theo cát tràn về như thác vùi dập nhà cửa tan hoang. Xưa nay lũ cũng có nhưng nước không lên nhanh như mấy năm lại đây. Còn lũ cát thì chưa bao giờ thấy. Vậy mà nó đã xảy ra".
Cơn lũ cát đổ về trong đêm tối khiến người dân Đại Mỹ không kịp trở tay. Nước, cát ngoài sông mặc sức lao thẳng vào làng. Đêm đó khi nghe tiếng nước lũ từ thượng nguồn ầm ầm đổ về, lập tức người dân trong làng đã trèo lên nóc nhà tháo thuyền thả xuống nước. Họ vứt lại tài sản, nhà cửa, bồng bế nhau chèo thục mạng lên hướng núi. Hôm sau khi quay trở về thì làng đã thành một bãi cát trắng xóa tít tắp. Dẫn tôi ra bãi sông, ông Huệ than thở: "Chỗ này ngày trước là nơi canh tác để sinh sống. Vậy mà giờ đây cát phủ kín trắng như sa mạc nên chả ai còn tha thiết với ruộng vườn nữa".
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, đã gần một năm trôi qua, vậy mà giờ đây cát vẫn còn y nguyên trên cánh đồng 15 hécta vốn rất phì nhiêu ngày trước của làng Đại Mỹ, khiến cho cuộc sống người dân lâm vào khốn khó. Một phụ nữ tên là Lệ Thị Sim than:"Mất đất nên dân không có việc để làm. Giờ đây buổi sáng thì đàn bà,con nít kéo nhau vào núi chặt củi về bán. Còn đàn ông, thanh niên phần lớn dạt xuống Đà Nẵng hay Tam Kỳ hoặc vào tận miền Nam làm thuê. Làng đã nghèo lại càng thêm trống vắng"...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.