Hôm nay,  

Những Phụ Nữ Đội Đá

30/12/200700:00:00(Xem: 3227)

Bạn,

Những phụ nữ được nhắc trong lá thư này là dân nghèo đội đá mướn để kiếm kế sinh nhai qua ngày ở bãi đá Hòn Sóc, tỉnh Kiên Giang. Suốt năm, không một ngày nghỉ, họ đều "ứng trực" trên bãi đá này để chờ người mướn. Câu chuyện của các phụ nữ này đậm vị mặn mồ hôi và cả nước mắt như ghi nhận của báo Tuổi Trẻ qua đoạn ký sự sau đây.

Vẻ mệt mỏi hằn sâu trên mặt nhưng chỉ cần một tiếng "Xuống đá cho ghe!" là các chị lại đứng dậy tức thì. Mùa nắng cũng như mùa mưa, các chị vẫn có mặt thường xuyên trên bãi đá, ai kêu đội đá thì làm, miễn sao có việc làm.Giờ giấc của công việc vô chừng. Có khi sáng sớm tới chiều, có khi 12 giờ trưa hoặc 6 giờ tối. Cứ có người mướn là các chị quần quật đội đá, áo quần thấm đẫm mồ hôi. Khi không có ghe mướn xuống đá các chị lại lũ lượt kéo nhau ngồi lại một chỗ để cùng giãi bày tâm sự, những nỗi niềm riêng tư của mình... Khổ cực là vậy nhưng những bữa cơm của các chị cũng hết sức đạm bạc, có khi chỉ mấy con cá ba thú kho, tô canh cho xong bữa.

Chị Nguyễn Thị Tuyết quê ở An Giang, không chỉ có mình chị mà cả chồng con cũng qua bãi đá Hòn Sóc làm mướn kiếm sống. Chị tâm sự: "Bữa nào có nhiều ghe mướn, bữa đó có nhiều tiền mua đồ ăn, còn bữa nào không làm được thì ăn cũng đơn giản cho qua bữa. Có khi đang ăn cơm có ghe mướn xuống đá là lại phải nghỉ ăn để đi làm..." Chị Điệp, một trong những người phụ nữ đang làm công việc nặng nhọc này, cho biết đá tính theo khối, một khối đá từ trên bãi xuống ghe là 10 ngàn đồng. Như vậy trung bình mỗi ngày các chị kiếm được 30 ngàn đồng-50 ngàn đồng, ngày nào có nhiều ghe thì được 70 ngàn-80 ngàn đồng. Các chị cho biết có ngày một chị có thể đội tới 1 tấn đá xuống ghe.

Chị Loan đi đội đá mướn đã được tám năm, nhưng cuộc sống vẫn chỉ đủ ăn qua ngày, hai đứa con của chị học hành chưa tới đâu cũng phải nghỉ học ở nhà. Chị nói: "Biết là thiệt thòi cho nó, nhưng với thu nhập thất thường từ nghề đội đá mướn buộc phải thôi học, chịu vậy". Cũng như chị Loan, chị Hường buồn vì đời mình đã không được học đến nơi đến chốn, ráng làm mướn cho con học hành đàng hoàng vậy mà cũng không được. Ăn cơm nghèo, ngủ nhà lá, làm thì quần quật, lúc nào cũng mong có được cuộc sống ổn định. Lúc khỏe thì vậy, lúc trái gió trở trời, một ngày nằm trong nhà lá tạm trú là một ngày tốn tiền ăn, tiền trọ. Thế là bệnh mấy cũng phải ráng đi làm. Lúc ấy, các chị lại ước giá như có việc làm ở tại quê mình thì dù thu nhập thấp cũng ráng ở quê làm ăn, vì dù sao cũng có nhà, có bà con dòng họ...

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ở bãi đá Hòn Sóc hiện nay trẻ em theo cha mẹ đi làm ăn khá nhiều. Điều này cũng đang đặt ra một câu hỏi là tình trạng trẻ em thất học ở đây khá cao.

Hiện nay cả bãi đá Hòn Sóc có đến 20 tổ đội đá, hầu hết là phụ nữ, tuổi đời từ 30-40. Công việc nặng nhọc nhưng không phải là nghề, lại làm tự do, làm mướn nên chẳng có quyền lợi gì khi sơ sẩy...Họ đội mỗi ngày hàng tấn đá nhưng không vá nổi cuộc đời mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.