Hôm nay,  

Khốn Khổ Vì Sông Cạn

28/12/200400:00:00(Xem: 5407)
Bạn,
Tại miền Bắc VN, mỗi năm sông Hồng có một mùa nước cạn. Nhưng năm nay, nhiều đoạn trên sông Hồng cạn đến trơ đáy, dân địa phương có thể lội qua được. Hiện trạng này đã gây khốn khổ cho những gia đình nghèo các xóm chài ven sông Hồng, kiếm sống bằng công việc đánh bắt cá trên sông. Những ngày hạ tuần tháng 12 này, nhiều dân chài chỉ còn biết ngồi chờ con nước lên. Phóng viên VASC ghi nhận cảnh tượng này như sau.
Một buổi chiều hạ tuần tháng12, phóng viên ra sông Hồng. Nhìn từ bờ Nam đoạn Phúc Tân, sông Hồng như một con mương chảy ngoằn nghèo, chây lười ở khoảng giữa hai cây cầu Chương Dương và Long Biên. Bây giờ chỉ còn trơ khấc lại những bãi cát mênh mông. Mái chèo gỗ cũ kỹ nằm chỏng chơ cuối thuyền. Những tấm lưới rách phất phơ theo chiều gió.
Nhiều ghe thuyền của xóm chài nằm mắc cạn như bầy cá trơ mình trên cát khi không kịp vùng theo dòng nước rút. Có gần chục chiếc thuyền nhỏ của dân chài đung đưa trên những ''vũng nước'' sông Hồng. Họ là những người sống nhờ nhiều nhất vào nguồn thu nhập từ đánh bắt cá trên sông.

Anh Minh, một người sống cạnh xóm chài cho biết: Bây giờ, hằng đêm người xóm chài vẫn phải ngược mãi lên tận chân cầu Việt Trì, khu vực ngã ba sông Bạch Hạc để quăng chài, thả lưới. Nhưng sáng mai về, trong khoang thuyền của họ vắng hẳn bóng những giống cá to, cho giá bán cao như cá chép, quen thuộc. Sản phẩm sau một đêm lao động cật lực giờ đây chỉ là vài ba con cá nheo, hoặc những loại khác, trọng lượng rất nhỏ và thường rất ít người mua. Kéo theo đó, thu nhập của người xóm chài giảm đi trông thấyAnh Thanh ở làng Cầu cũng đồng ý với điều này. Dưới ánh nắng chiều quay quắt, người đàn ông vốn quen nghề chài lưới trên sông này đang lội bì bõm giữa lòng sông, giăng lưới, rồi đi quanh hũm nước đá nước đuổi cá. Thanh cho biết, chiếc thuyền nhỏ anh vẫn thường dùng ra sông, đã rất lâu rồi không cần dùng đến nữa. Mỗi ngày, anh chỉ còn kiếm được vài mớ cá rô con về bán cho đàn ông trong làng nhắm rượu. Hà Nội thời điểm này đang giữa mùa đông.
Sông Hồng, ngay đoạn qua làng Cầu, cạn trơ lòng. Đáy sông địa hình lồi lõm, sát mép nước ít ỏi còn chưa cạn, nhiều doi cát xuyên ngang tạo thành hũm nước. Và người dân chỉ cần lội bộ để tiếp tục hành nghề. Chiếc thuyền con của Thanh mắc cạn tận trên bãi cát cách đấy hơn 500 mét, anh cũng chẳng buồn lòng bỏ công kéo xuống nữa.
Bạn,
Phóng viên báo quốc nội dẫn lời 1 cư dân năm nay đã 65 tuổi, và có hơn 50 năm sống ở khu vực ngoài đê bờ Nam sông Hồng, mà dân địa phương gọi là xóm Bãi, nhận xét: "Đã rất lâu rồi mới thấy dòng sông cạn đến trơ đáy như năm nay".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.