Hôm nay,  

Sông Sài Gòn O Nhiễm

05/02/201000:00:00(Xem: 2627)

Sông Sài Gòn O Nhiễm

Bạn,
Theo dự báo của các nhà khoa học, năm 2010 phẩm lượng nước lưu vực sông Sài Gòn trên diện tích 4,500km2 sẽ tiếp tục giảm khi nồng độ các chất ô nhiễm tăng đến mức báo động, nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh xuất hiện. Nguyên nhân chính là quanh sông Sài Gòn hiện có 29 khu công nghiệp và tám cụm công nghiệp, trong đó Bình Dương 18 khu, TP.SG 11 khu. Từ năm 2010- 2020, số khu công nghiệp sẽ tăng lên 36 với sự góp mặt của Tây Ninh,tất cả những khu công nghiệp này gây ra ô nhiễm nặng dọc theo bờ sông.  Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận về thảm họa này qua  bản tin như sau.
Theo nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ Lâm Minh Triết, chủ nhiệm chương trình Bảo vệ môi trường và tài nguyên TP.SG và cộng sự, tại lưu vực sông thuộc  thành phố Sài Gòn, nước thải gây ô nhiễm môi trường phần lớn tập trung vào các ngành công nghiệp chính của thành phố: sản xuất thuốc trừ sâu, giấy và bột giấy, công nghiệp dệt nhuộm, hoá chất, luyện kim và xi mạ... Bình Dương đáng lo ngại nhất là nước thải từ các nhà máy chế biến mủ cao su, giấy, bột giấy, sản xuất hoá chất, dệt nhuộm, xi mạ, sơn, hoá mỹ phẩm... Còn ở Tây Ninh, nguồn nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường chủ yếu phát sinh từ hoạt động chế biến nông sản (khoai mì, mía) và cao su... Sài Gòn với 12 cảng và 42 bến, nơi tàu biển ra vào thường xuyên đã tạo ra nguồn ô nhiễm tiềm tàng với dư lượng dầu và kim loại nặng trong nước. Đó là chưa kể chất thải chưa qua xử lý từ mười khu du lịch dọc sông Sài Gòn hiện nay. Riêng về lượng nước thải sinh hoạt, nếu năm 2001 chỉ khoảng 435.407m3/ngày, thì ước tính năm nay sẽ hơn 1 triệu m3/ngày và đến năm 2020 là gần 2 triệu m3/ngày.


Cũng theo nghiên cứu của  giáo sư  tiến sĩ Lâm Minh Triết, chất lượng nước sông Sài Gòn, nhất là tại vùng thu nước thô, đang diễn biến thất thường theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu cấp nước cho thành phố và các địa phương trên lưu vực. Nhu cầu sử dụng hoá chất clo trong nhà máy nước Tân Hiệp ngày càng tăng cao. Hầu hết các chỉ tiêu pH, sắt, độ đục... đều vượt tiêu chuẩn mặt nước, chất lơ lửng tăng cao, mangan luôn tồn tại trong nguồn nước và có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là hàm lượng coliform có lúc tăng gấp 50 lần so với tiêu chuẩn...
Bạn,
Báo Sài Gòn Tiếp Thị  ghi nhận rằng theo Chi cục Bảo vệ tài nguyên môi trường TP.SG cho biết cơ quan này đang lập kế hoạch điều tra nguồn thải chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Sài Gòn-Đồng Nai trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng nếu chỉ điều tra ở TP.SG thì chẳng có ý nghĩa gì, mà cần phải có một kế hoạch đồng bộ để đề nghị các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh cùng điều tra để có nguồn dữ liệu đầy đủ về thảm họa này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.