Hôm nay,  

Đất Vườn Sụp Xuống Sông

04/02/201000:00:00(Xem: 2953)

Đất Vườn Sụp Xuống Sông

Bạn,
Theo báo Sài Gòn,  trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,  tại  xã Núi Tượng, huyện Tân Phú,  cư dân các ấp ven sông  đang khốn đốn vì nạn sạt lở đất. Nhiều  khu vườn trồng quýt, bưởi đã bị"hà bà nuốt",  hàng chục hécta đất vườn nằm dưới đáy sông. Nguyên nhân của thảm họa này là do tình trạng khai thác  cát trên sông. Báo Lao Động  ghi nhận về tình cảnh của cư dân ở các khu vực bị sạt lở qua bản tin như sau.
Tại huyện Tân Phú, ông Trần Hoàng Tuấn (ấp 6B xã Núi Tượng)  đã bỏ ra hàng tỉ đồng làm đê bao giữa vùng Núi Tượng để ngăn lũ, trồng quýt . Cực nhọc hàng năm trời làm đê bao cho 70 hécta quýt, nhưng đến giờ này, đến ông Tuấn cũng phải kêu cứu, khi trong vòng 1 năm trở lại đây  gần 1 ngàn mét vuôn vườn quýt gia đình đã nằm dưới đáy sông. Trên bờ, nhiều vết nứt sâu dài cả trăm mét trên vườn báo hiệu cận kề ngày bị "hà bá" nuốt. "Đê bao ngăn được "thủy thần", nhưng đã bó tay trước người khai thác cát! Không riêng ông Tuấn, hàng chục gia đình2 ấp 6A và 6B (xã Núi Tượng, huyện Tân Phú) có vườn quýt ven sông Đồng Nai đang kêu cứu.


Chiếc xuồng nhỏ chở  phóng viên dọc theo sông Đồng Nai, liên tục phải tấp vào bờ bởi có quá nhiều vườn tược bị "hà bá" nuốt chửng.   Ông Nguyễn Thanh Hồng  than: " Nhà có 50 ngàn mét vuông vườn quýt, bưởi ven sông; nay đã sụp xuống sông mất 3 ngàn mét vuông đất và cây, đứt hơn 200 triệu đồng rồi. Nay tiếp tục nứt kiểu này nữa, thì hàng ngàn mét sắp xuống sông tiếp!". Đau nhất là gia đình chị Huỳnh Thị Kim Thoa (ấp 6B).Chị Thoa tức tưởi: "Ky cóp từ cái vườn quýt 5 ngàn mét vuông này tới 10 năm, gia đình tôi mới để lại gần 200 triệu xây cái nhà này. 10 tháng trước, phòng xa, gia đình đã xây nhà cách bờ sông gần 30 mét. Nay đất vườn sụp suống sông, chỉ còn cách nhà hơn 10 mét!".
Trong đơn kêu cứu, hàng chục  gia đình cư dân ấp 6A, 6B cho hay, vườn tược nhà cửa họ trôi sông bởi việc khai thác cát của hợp tác xã Phú Thịnh đặt điểm tập kết ngay tại đất của chủ tịch xã Núi Tượng tên là Nguyễn Văn Vinh.  Viên chủ tịch xã  biện bác rằng ông khu vực này có dòng xoáy nên xảy ra sạt lở chứ không hẳn khai thác cát.
Bạn,
 Báo  Lao Động cho biết, theo tìm hiểu của  phóng viên  thì chính hợp tác xã nói trên đã vi phạm các quy định về giới hạn khai thác cát. Suốt nhiều ngày đi dọc đoạn sông thuộc phạm vi khai thác cát của hợp tác xã này, phóng viên không hề thấy cái phao giới hạn khai thác cát nào. Người dân cho hay, trên mặt sông, đúng là ghe tàu đậu xa bờ, nhưng ở dưới nước, đường ống hút đã chọc thẳng vào bờ hút khiến đất không chân, cứ từ từ mà nứt, rồi sụp ùm ùm xuống sông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.