Hôm nay,  

Chất Thải Nguy Hại

17/01/201000:00:00(Xem: 3331)

Chất Thải Nguy Hại

Bạn,
Theo  báo Sài Gòn Tiếp Thị dẫn báo cáo của ngành Tài nguyên và môi trường,hiện cả thành phố Sài Gòn có 41 công ty vận chuyển và 11công ty, đơn vị "xử lý" chất thải nguy hại. Cả thành phố mới có 1,100 đơn vị được cấp sổ chủ nguồn thải trong số 9,000 công ty, nhà máy có nguồn chất thải nguy hại. Con số 11 đơn vị "xử lý" chất thải là con số quá thấp so với nhu cầu thành phố, chưa kể công nghệ, quy trình tái chế ở đó lạc hậu, hiệu quả thấp. Không ít công ty nhận chất thải nguy hại về lại đem đổ ra bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt.  Báo Sài Gòn ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Tại TPSG, vì chạy theo nhu cầu, thực tế nhiều công ty đã không ngại nhận lượng chất thải lớn vượt quá công suất hiện có của công ty. Tuy sai, nhưng theo lời 1 chuyên viên tên là Nguyễn Trung Việt, trưởng phòng Quản lý chất rắn Sở Tài nguyên môi trường TPSG thì "chỉ có thể từ từ tìm cách giải quyết chứ không thể bắt ngay lập tức những doanh nghiệp vi phạm này, vì sẽ ảnh hưởng ngay đến tình hình sản xuất của TP.SG". Tại sao" Ông Việt thừa nhận: "Nguyên nhân do bộ máy quản lý chưa đủ mạnh để giải quyết, đồng thời các công ty vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại cũng đang gặp không ít khó khăn về vấn đề thiếu quỹ đất, công nghệ, tiền vốn".


Theo bà Phương Loan, giám đốc công ty môi trường Việt Úc, thời gian gần đây do việc quản lý chất thải nguy hại đã được chú ý hơn nên nhu cầu xử lý chất thải nguy hại tăng đột biến. Trong sáu tháng cuối năm 2009, số lượng đơn vị ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với Việt Úc đã tăng khoảng 50% so với sáu tháng đầu năm 2009. Tuy nhiên, bà Loan cho biết, ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất lại không có khuynh hướng cho các công ty xử lý chất thải nguy hại mở rộng quỹ đất trong khu của mình, ngay việc chỉ thuê mướn mặt bằng để chứa chất thải thôi cũng đã quá khó. Tương tự, theo đại diện doanh nghiệp Tùng Nguyên, quỹ đất 1,000m2 của công ty hiện nay là không đáp ứng nổi nhu cầu xử lý chất thải nguy hại, nhưng xin thêm mặt bằng nữa thì không được. Thậm chí, doanh nghiệp này đã có sẵn 6,000m2 bên ngoài khu công nghiệp Lê Minh Xuân nhưng cũng không được phép sử dụng cho việc xử lý chất thải nguy hại vì vướng quy hoạch.
Bên cạnh đó, vấn đề không có nguồn vốn tiếp cận vay để san lấp, xây dựng nhà máy mới... cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại hiện nay. Theo nhiều công ty xử lý chất thải, công nghệ xử lý hiện nay của họ đa số đều lạc hậu, trong khi đặc tính của các thiết bị xử lý chất thải nguy hại rất nhanh hư.
Bạn,
Báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, theo nhiều công ty "xử lý" chất thải nguy hại, lượng tro sau khi đốt chất thải nguy hại không biết đổ đi đâu, do thành phố chưa có một bãi chôn lấp an toàn nào. Cho nên, thực tế đã có không ít trường hợp sau khi quanh quẩn một hồi, họ lại đổ tro ra bãi chôn rác sinh hoạt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.