Hôm nay,  

Dân Quê Khát Nước Sạch

14/01/200800:00:00(Xem: 2833)

Bạn,

Theo báo SGGP, người dân ở các huyện ngoại thành Sài Gòn đang phải chi trả tiền nước với giá "trên trời", trong khi  nhiều sông đã bắt đầu bị  xâm mặn. Mới đầu mùa khô mà đã như vậy. Tại nhiều khu vực của huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, người dân rất khổ vì thiếu nước sạch để dùng hàng ngày sinh hoạt. Nếu như vào mùa mưa, họ có thể sử dụng nước sông hoặc nước mưa để sinh hoạt thì mùa nắng đành chịu, vì nước sông bị mặn. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Vào những ngày này, trên những con đường nông thôn, đường hẻm ở Phú Mỹ, Tân Phong (Q7), Phước Kiểng, Long Thới (Nhà Bè)... đội quân đổi nước dạo rảo khắp. Ghé điểm đổi nước của cư dân H. ở xã Long Thới, tuy không có cảnh chen chúc đổi nước nhưng giá nước bán lẻ cho người sử dụng hiện nay đang cao ngất ngưỡng. Tại đây, giá nước được bán 15 ngàn đồng - 20 ngàn đồng/m3. Giới xe đẩy, ba gác máy chở nước bán dạo đôn lên 40 ngàn đồng - 50 ngàn đồng/m3 tùy quãng đường xa hay gần. Được biết, Trạm cấp nước chi nhánh Nhà Bè đã hỗ trợ cho người dân nơi này 5 ngàn đồng/m3 nhưng vẫn không thấm tháp gì so với chi phí đưa nước đến đây nên giá bán nước sạch cho dân vẫn cao như vậy.

Tại khu nhà trọ ở ấp 1 xã Hiệp Phước huyện Nhà Bè, nhiều căn phòng trọ đóng cửa im ỉm. Người chủ cho biết: "Mấy tháng nay giá cả cái gì cũng lên, giờ lại thêm phần thiếu nước sạch để sinh hoạt nên tôi đôn giá lên, nhiều tốp công nhân chịu không nổi nên xin dời đi nơi khác". Nguyễn Thái Bình, công  nhân làm khu công nghiệp Hiệp Phước gặp tôi là trút ngay tâm sự: "Nước ở đây mắc quá, 50 ngàn đồng/m3, tháng nào tằn tiện thì cũng mất gần 300 ngàn đồng cho nước. Lương ba cọc ba đồng, làm được bao nhiêu, tiền nước ngốn hết rồi". Tình trạng trên cũng không khác gì so với tình trạng của khu nhà trọ tại xã Phước Kiểng (Nhà Bè). "Bọn em vừa mới đi làm về, mệt lắm muốn tắm rửa, nghỉ ngơi nhưng không có nước để tắm. Mấy ngày nay, nước ở đây được đôn lên 45 ngàn đồng/m3 nên đâu đứa nào dám mua nước xài. Còn nước giếng khoan thì mấy ngày nay phèn nặng nên tắm giặt rất ngứa" Trần Thị Thu Thương (công nhân ở Khu chế xuất Tân Thuận) ngao ngán nói tiếp: "Mới bước vào khô mà giá nước đắt đỏ kiểu này, chịu trận đến cuối mùa chắc đói quá!", Hương than.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, Thành phố Sài Gòn vào mùa khô là thời điểm "thiên thời" của đội quân đổi nước dạo tại vùng Nam thành phố. Một phụ nữ ở Mương Lớn Nhà Bè nói như khóc: "Dân ở đây đa phần là sống bằng nghề đốn dừa nước hoặc chầm lá dừa thuê. Mỗi ngày chỉ kiếm được 20 ngàn đồng - 25 ngàn đồng mà còn phải mua nước với giá đắt nên cuộc sống khó khăn lắm!"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.