Hôm nay,  

Mò Trùn Kiếm Sống

03/04/200900:00:00(Xem: 3605)
MÒ TRÙN KIẾM SỐNG
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Nam, tỉnh Tây Ninh có khá nhiều dòng sông, kênh, rạch bị ô nhiễm. Và  từ đáy bùn của những dòng kênh ô nhiễm chất hữu cơ, loại trùn sinh trưởng nhanh. Hàng ngày, giữa dòng nước rạch đen ngòm, bị khuấy đục ngầu bốc mùi tanh tưởi, có những dân nghèo  người lặn hụp. Họ là những người vớt trùn chỉ, kiếm sống trên những đoạn sông rạch như thế. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc mưu sinh này qua đoạn ký sự như sau.
Sáng sớm, một nhóm đàn ông tụ tập ở quán cà phê cóc ven đường, gần bến xe Tây Ninh ở ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh). Ngày trước chỉ có vài người, nay ở ấp Bình Hòa đội quân này có hơn 20 người chuyên làm nghề bắt trùn chỉ.Vớt hết khúc rạch này chuyển qua đoạn khác, đội quân vớt trùn phải thay đổi địa điểm liên tục, gần nhất là sông Tây Ninh, rồi tới Cầu Ịôi, kênh Cầu Da, rạch Cây Sung, Hảo Đước. Nơi nào trùn chỉ nhiều thì biết chắc nơi đó càng ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm quá trùn chỉ cũng chết.

Cư dân Nguyễn Văn Bá, một thợ bắt trùn, cho biết: "Có khi nước của nhà máy mì thải ra quá đậm đặc, trùn chỉ chịu hết xiết phải ngoi lên mặt nước, đóng thành từng mảng". Gặp được lúc này là coi như  "trời cho", chỉ cần đứng trên bờ vớt trùn cho vào bao, mang về bán.Anh Bá tâm sự: "Tôi làm nghề vớt trùn chỉ đã tám năm. Ngày trước tôi làm công nhân cạo mủ cao su cho đồn điền tư nhân, tranh thủ thời gian nuôi thêm cá. Tiết kiệm chi phí, tự mình đi bắt trùn về cho cá giống ăn, bắt được nhiều thì bán lại cho người nuôi cá. Sau này tôi không đi cạo mủ và không nuôi cá nữa! Nhưng nhận thấy việc vớt trùn chỉ thu nhập cũng tốt nên tôi chuyển sang bắt trùn chỉ luôn! Anh em tôi làm nghề này kiếm sống, có thu nhập nhưng cực khổ vô cùng, lại luôn tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có khi ngâm nước bẩn cả ngày. Dù biết dòng nước kia ô nhiễm nhưng vì mưu sinh cũng phải làm".
Quá trưa, khi bao trùn đã kha khá, khuôn mặt anh Bá cũng tím tái, chân tay nhăn nheo và người sực mùi hôi của bùn và của cả dòng nước ô nhiễm. Bá trầm tư: "Người ta đi ngang con kênh, con sông không chịu nổi mùi huống chi dầm mình xuống dòng nước ấy. Cái mùi này dính vô người, chỉ có vợ con và anh em làm nghề với nhau mới chịu được thôi".
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, mỗi ngày hai buổi,cư dân Nguyễn Văn Bá vớt được khoảng 14 ký trùn. Mỗi ký trùn chỉ được thương lái mua từ 11 ngàn - 12 ngàn đồng mà thôi. Ở xóm trùn chỉ,  gia đình  cư dân  Nguyễn Văn Bá có nhiều người sống bằng nghề bắt trùn chỉ: năm anh em trai thì hết bốn người làm nghề bắt trùn. Anh Bá nói cũng mong có nhiều trùn để bắt kiếm tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện te bậy ở Sài Gòn... có mô hình là phạt tiền... Phải chăng cũng là công thức mới sẽ áp dụng khắp thành phố? Nhưng phải có đu nhà vệ sinh chớ...
Bạo lực có ngay từ nhà trẻ, lớp mầm non. Báo Hà Nội Mới kể về chuyện bạo hành trẻ tại nhóm lớp Mầm non Sen Vàng: Chấm dứt hợp đồng đối với hai giáo viên.
Một vài ghi nhận: dân mình xài Tết tưng bừng, như thế là kích thích kinh tế... nhưng lại nhậu quá, đụng xe nhiều, chết chóc nữa.
Bản tin LĐ kể rằng tối mùng 7 tháng giêng, du khách thập phương đã nô nức về chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định) để mua lộc, cầu may.
Trong thời gian làm Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (từ năm 2011 - 2015), ông Nguyễn Sĩ Kỷ phó ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk có nhiều sai phạm trong việc tuyển dụng giáo viên,
Nghe các quan nói năm nay đã giảm 70% hiện tượng quan chức địa phương về Hà Nội xếp hàng chúc tết quan chức trung ương. Mừng quá, đỡ kẹt xe?
Bây giờ mới hiểu tại sao rất nhiều người không muốn bỏ Tết âm lịch: tiền khắp nơi, tiền như mưa... Đó là khi Chùa Hương đón du khách, đông vô số kể.
Khởi đầu là báo Pháp Luật Plus kể chuyện ở Hà Giang: Hạt Trưởng Kiểm lâm huyện Bắc Quang say xỉn tông liên hoàn nhiều ô tô?
Có đôi khi bất chợt, nghe tin một người trẻ, còn rất trẻ vừa lìa đời… Có vẻ như cuộc đời bất công. Hôm nay nghe tin một diễn viên từ trần ở tuổi 33, lòng mình như chùng xuống. Đời người sao quá ngắn.
Thế gian đầy nỗi lo... từ phố ra chợ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.