Hôm nay,  

Ốc Đảo Nơi Đô Thị

15/03/200900:00:00(Xem: 2969)

ỐC ĐẢO NƠI ĐÔ THỊ

Bạn,
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, có  huyện Hòa Vang nguyên thuộc tỉnh Quảng Nam được sát nhập vào thành phố này đã hơn 12 năm nay, vậy mà ở nơi cách trung tâm "đô thị  loại I, trực thuộc trung ương" này chưa tới 12 km  vẫn còn gần 300 "dân thành phố" sống khốn khổ, như ở trong một ốc đảo cách  biệt với chốn thị thành.  Đó là làng Lộc Mỹ, thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Ai muốn đến đây, phải sang sông bằng đò. 66  gia đìnn với gần 300 người nơi này thiếu thốn mọi bề như ghi nhận của  báo  Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Ông Phạm Em, người có thâm niên hơn 25 năm lái đò, đưa  phóng viên vượt dòng sông Cu Đê để sang Lộc Mỹ. Ông Em cho biết mùa này nước sông Cu Đê không chảy xiết nhưng vào mùa mưa bão, nước đầu nguồn cuồn cuộn đổ về, rất nguy hiểm. Con đường dẫn vào làng gập ghềnh, chông chênh. Hai bên đường, lưa thưa những ngôi nhà tạm bợ, được lợp bằng ván nhỏ và bạt ni lông. Người dân ở đây quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm sống qua ngày. Cụ ông Lê Văn Được, 81 tuổi, cho biết gia đình cụ lên đây từ năm 1977 theo "diện kinh tế mới". Khi ấy, nơi này đông lắm. Dần dà, vì biệt lập với thế giới bên ngoài nên dân làng lần lượt bỏ xứ. Ông Được có 6 người con thì hết 4 đã đi kiếm ăn xa. Gia cảnh anh Huỳnh Bông cũng rất cơ cực, 2 con gái đầu của anh nghỉ học sớm vì nhà nghèo. Con em trong làng bỏ học giữa chừng khá nhiều vì đi lại khó khăn.


Trường mẫu giáo duy nhất ở Lộc Mỹ hiện giờ chỉ còn lại 4 bức tường. Toàn bộ phần mái tôn bị bão Xangsane hồi năm 2006 cuốn bay, đến nay vẫn chưa được lợp lại. Gần 3 năm nay, trẻ con ở Lộc Mỹ không được đến trường mẫu giáo. Một số gia đình có người thân ở bên kia sông thì gửi con sang đó học nhờ.
Ở Lộc Mỹ, làm ra đồng tiền phải... chảy máu con mắt! Vật dụng, nông phẩm của dân địa phương thường bán với giá rất rẻ nhưng đồ dùng, nhu yếu phẩm từ các nơi đem về bán tại đây có giá rất cao do chi phí vận chuyển lớn. Chị Hà Thị Thu Thủy, một người dân Lộc Mỹ, than: "Mùa nắng còn đỡ, chứ vào mùa mưa lũ, bà con ở đây đành "chịu chết". Không qua sông được thì mua bán với ai"".
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, cả làng chỉ có con đò duy nhất của ông Phạm Em làm phương tiện chuyên chở qua lại sông. Mỗi trẻ em đến tuổi học lớp 1 muốn đến trường phải đi ít nhất 5 km, qua sông Cu Đê và ba con dốc. Hằng tháng, gia đình mỗi em phải trả 25 ngàn đồng tiền đò. Việc học hành của các em rất thất thường, tùy theo... con nước trên sông Cu Đê. Số học sinh bậc tiểu học là con em của dân Lộc Mỹ cứ vơi dần...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.