Hôm nay,  

Tranh Tết Việt

26/01/200900:00:00(Xem: 6228)

TRANH TẾT VIỆT

Bạn,
Theo các nhà nghiên cứu, tranh Tết được coi như một "món ăn tinh thần" truyền thống của Tết Việt Nam. Tranh Tết mang nét đẹp của một thú chơi dân gian, thanh nhã.  Chất dân gian trong tranh Tết  Việt thể hiện rõ nét nhất ở dòng tranh  Đông Hồ.  Báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh về quy trình thực hiện và sáng tạo của dòng tranh này như sau.
Tranh  Đông Hồ còn gọi là tranh mộc bản, vì loại tranh này được làm theo phương thức khắc bản gỗ in do dân gian sản xuất. Cách sản xuất tranh Đông Hồ rất đơn giản, nghệ nhân khắc đường nét lên gỗ cứng (thường dùng gỗ cây thị), tiếp đến bôi màu lên bản khắc, rồi in lên giấy. Giấy được hồ sẵn bột phấn trắng chế tạo bởi vỏ sò điệp cho nên gọi là phấn điệp. Chính vì thế tranh có đường nét giản dị, tự do với cách thể hiện mộc mạc dễ cảm.


Tranh  Đông Hồ có màu sắc rực rỡ, trong đó chú trọng nhất là đường nét đen chạy viền; bố cục không gò bó, là sự thể hiện và gắn liền với đời sống văn hóa của người dân.Trong kho tàng tranh dân gian ấy có không ít bức vẽ hình ảnh con trâu với nét tươi vui, khoan khoái như: Tranh cưỡi trâu che lá sen, Cưỡi trâu thổi sáo vì trâu vừa là một trong 12 con giáp lại vừa rất thân thiết với người nông dân. Nhưng treo tranh trâu ngày Tết còn có ý nghĩa văn hóa tâm linh khác. Nó xuất phát từ việc ngày xưa người ta có tục cưỡi lên mình trâu đánh cho trâu chạy lồng lên để xua đuổi khí âm lạnh lẽo, đón khí dương ấm áp của mùa xuân trở về.
Sự sáng tạo của nghệ sĩ dân gian Đông Hồ trong cách vẽ tranh trâu làm cho hình ảnh con trâu sống động hơn, gần gũi hơn, thấm đượm sự quý trọng đối với con vật được mệnh danh là "đầu cơ nghiệp" của nhà nông.
Tranh mộc bản màu sắc tươi vui,nét tạo hình mạnh mẽ, mộc mạc thể hiện bản sắc dân tộc độc đáo của người Việt Nam hiền hòa, chất phác. Chính vì thế mỗi bức tranh  Đông Hồ như thêm vào không khí của gia đình một tiếng cười hồn nhiên trong ba ngày Tết.
Bạn,
 Báo Thanh Niên ghi nhận rằng con trâu trong hội họa Việt Nam "biến hình" từ những nét in khắc dung dị của tranh Đông Hồ đến nét vẽ hiện thực, tượng trưng và bán trừu tượng, được thể hiện với nhiều chất liệu từ tranh lụa, tranh sơn mài và nhiều nhất là sơn dầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.