Hôm nay,  

Tranh Tết Việt

1/26/200900:00:00(View: 6061)

TRANH TẾT VIỆT

Bạn,
Theo các nhà nghiên cứu, tranh Tết được coi như một "món ăn tinh thần" truyền thống của Tết Việt Nam. Tranh Tết mang nét đẹp của một thú chơi dân gian, thanh nhã.  Chất dân gian trong tranh Tết  Việt thể hiện rõ nét nhất ở dòng tranh  Đông Hồ.  Báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh về quy trình thực hiện và sáng tạo của dòng tranh này như sau.
Tranh  Đông Hồ còn gọi là tranh mộc bản, vì loại tranh này được làm theo phương thức khắc bản gỗ in do dân gian sản xuất. Cách sản xuất tranh Đông Hồ rất đơn giản, nghệ nhân khắc đường nét lên gỗ cứng (thường dùng gỗ cây thị), tiếp đến bôi màu lên bản khắc, rồi in lên giấy. Giấy được hồ sẵn bột phấn trắng chế tạo bởi vỏ sò điệp cho nên gọi là phấn điệp. Chính vì thế tranh có đường nét giản dị, tự do với cách thể hiện mộc mạc dễ cảm.


Tranh  Đông Hồ có màu sắc rực rỡ, trong đó chú trọng nhất là đường nét đen chạy viền; bố cục không gò bó, là sự thể hiện và gắn liền với đời sống văn hóa của người dân.Trong kho tàng tranh dân gian ấy có không ít bức vẽ hình ảnh con trâu với nét tươi vui, khoan khoái như: Tranh cưỡi trâu che lá sen, Cưỡi trâu thổi sáo vì trâu vừa là một trong 12 con giáp lại vừa rất thân thiết với người nông dân. Nhưng treo tranh trâu ngày Tết còn có ý nghĩa văn hóa tâm linh khác. Nó xuất phát từ việc ngày xưa người ta có tục cưỡi lên mình trâu đánh cho trâu chạy lồng lên để xua đuổi khí âm lạnh lẽo, đón khí dương ấm áp của mùa xuân trở về.
Sự sáng tạo của nghệ sĩ dân gian Đông Hồ trong cách vẽ tranh trâu làm cho hình ảnh con trâu sống động hơn, gần gũi hơn, thấm đượm sự quý trọng đối với con vật được mệnh danh là "đầu cơ nghiệp" của nhà nông.
Tranh mộc bản màu sắc tươi vui,nét tạo hình mạnh mẽ, mộc mạc thể hiện bản sắc dân tộc độc đáo của người Việt Nam hiền hòa, chất phác. Chính vì thế mỗi bức tranh  Đông Hồ như thêm vào không khí của gia đình một tiếng cười hồn nhiên trong ba ngày Tết.
Bạn,
 Báo Thanh Niên ghi nhận rằng con trâu trong hội họa Việt Nam "biến hình" từ những nét in khắc dung dị của tranh Đông Hồ đến nét vẽ hiện thực, tượng trưng và bán trừu tượng, được thể hiện với nhiều chất liệu từ tranh lụa, tranh sơn mài và nhiều nhất là sơn dầu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.