Hôm nay,  

Mót Củi Giữa Rừng

04/01/200900:00:00(Xem: 2900)

MÓT CỦI GIỮA RỪNG

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, sống giữa vùng đất đai thênh thang, song nhiều người dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ phải đi làm mướn, mót lúa, mót củi hầm than mà sống.  Điều tưởng chừng như nghịch lý ấy vẫn cứ diễn ra lâu nay như ghi nhận của báo Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Phóng viên ghé nhà bà Dương Thị Thu Hà ở ấp 20, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh - Cà Mau. Trong ngôi nhà rách bươm vắng bóng đàn ông, bà Hà cùng cô con gái và đứa cháu nhỏ phải nương tựa vào nhau mà sống. Hằng ngày, bà Hà ở nhà giữ cháu cho người con gái tên Phạm Thị Hồng Thắm canh tác 4 công ruộng sau nhà. Gặp  khách, Thắm than: "Giặm đi giặm lại 4 lần rồi nhưng lúa vẫn chết hoài". Nhà không đủ ăn, không có lúa giống để gieo sạ, Thắm phải lân la mót nhặt từng hạt lúa mà người ta thu hoạch còn rớt lại. Nhiều lúc chị nhổ những bụi lúa mọc hoang trên bờ kênh về giặm xuống ruộng lúa của mình. "Bụi nào trổ bông được thì mừng. Có năm lúa không trổ được bông nào, gia đình tôi phải ăn cháo".


Thắm cho biết 4.5 hécta rừng của gia đình chị khoảng 12 năm mới thu hoạch một lần, nhưng trừ các khoản chỉ còn được chừng 10 triệu đồng, tính ra mỗi tháng chỉ làm ra vài chục ngàn đồng. Bà Hà trăn trở: "Tối ngày Thắm ngâm mình dưới nước, dưới sình, đến nỗi móng chân, móng tay hư hết".Để có được cái ăn hằng ngày, Thắm phải thường xuyên vào rừng mót củi hầm than, song chỉ dám mót lén vào ban đêm vì nếu kiểm lâm phát hiện sẽ phạt rất nặng. Cứ 16 giờ, chị đẩy xuồng đi và đến khoảng 19 giờ mới quay về. Mỗi mẻ than phải nung đến 2 ngày 2 đêm mới cho ra sản phẩm. Thắm chỉ cái chòi cháy đen, buồn bã: "Phải thức trắng đêm canh lửa, nếu ngủ quên than sẽ cháy hết, không bán được. Tối qua mệt quá, tôi ngủ quên, để lửa từ lò than bốc lên cháy hết. Chẳng biết than có còn dùng được không, nếu hư hết thì không biết lấy gì ăn..".
Đường dẫn vào tuyến dân cư T29 ở xã Nguyễn Phích láng nhựa uốn theo dòng kênh quanh năm đặc quánh phèn. Lô nhô hai bên đường là những mái nhà tranh xập xệ lọt thỏm giữa rừng tràm.  Đây là tuyến dân cư duy nhất trong 62 tuyến trên lâm phần U Minh Hạ, đã được  đầu tư hơn 30 tỉ đồng để phát triển cơ sở hạ tầng, trở thành tuyến dân cư kiểu mẫu.
Tuy nhiên, nhiều năm nay, người dân ở đây vẫn phải sống nhờ đi mót từng bông lúa, từng khúc củi về hầm than và làm mướn.
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, một cư dân tên là Võ Thành Tâm ở ấp 11, xã Nguyễn Phích, cho biết kể từ ngày vào đây, gia đình 5 nhân khẩu của ông chỉ sống bằng nghề mót củi hầm than và cắt cỏ mướn. Nghèo quá nên cả 3 đứa con ông khi mới 13-14 tuổi đã lần lượt bỏ học đi làm công nhân ở tận Đồng Nai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.