Hôm nay,  

Chờ Hàng Cứu Trợ

05/12/200800:00:00(Xem: 2866)
CHỜ HÀNG CỨU TRỢ
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, sau hơn 17 ngày bị chia cắt và cô lập hoàn toàn cả về thông tin liên lạc, đến ngày 3-12 vẫn chưa có thông tin gì thêm về tình hình các xã Trà Don, Trà Vân, Trà Cang, Trà Ka, Trà Linh, Trà Tập, Trà Leng. 
Trong khi đó, Ban phòng chống lụt bão huyện Nam Trà My  cho biết, từ ngày 2-12, huyện này đã cử đoàn công tác  cắt đường về nắm tình hình tại các xã bị cô lập nhưng phải chờ tới ngày 4-12, đoàn này mới trở lại trung tâm huyện để báo cáo. Và hơn 17 ngày qua, dân những xã nói trên "đỏ mắt" chờ hàng cứu trợ.  Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.
Ngày 3-12, núi rừng Nam Trà My lại nắng. Ngày nắng hiếm hoi ở vùng "cao sơn ngọc quế" trong mùa mưa lũ làm và người dân địa phương thêm hy vọng đường về 7 xã vùng cao ở bên kia Tắcpỏ - Trà Mai sớm lưu thông, để những chuyến hàng cứu trợ đầu tiên sớm đến tay cư dân và học sinh là con em  người  sắc tộc thiểu số nơi đây. Đường ĐT616 về huyện Nam Trà My đã thông tuyến 5 ngày qua, giá cả các loại nhu yếu phẩm tại trung tâm huyện ở Tắcpỏ đã hết "sốt" nhưng nhiều người dân ở tại khu vực Tắcpỏ và một số thôn, nóc lân cận như Nước Ui, Tu Nức... thì nghèo quá, chỉ đủ tiền mua muối, nào có dám mơ đến con cá, miếng thịt. Mưa lũ kéo dài, nhà cửa hư hại, ruộng rẫy tan nát, cái nghèo cứ đeo bám mãi những người dân dưới chân núi Ngok Linh hùng vĩ bốn mùa mây giăng.

Hãy thử làm phép tính: Một học sinh người sắc tộc thiểu số đi học nội trú tại các trường trong huyện được hỗ trợ 100 ngàn đồng/tháng. Chừng đó chỉ đủ mua đồ dùng học tập, đâu còn tiền để ăn, uống. Các em phải đi bộ cả ngày đường để gùi lương thực từ các thôn, nóc đến nơi nội trú. Mưa lũ cắt đường đồng nghĩa với việc các em bị cắt cái ăn. Ở trong lán trại che tạm giữa heo hút đồi núi trong mùa mưa lũ mà không đói, không rét mới lạ.
Theo UB huyện Nam Trà My, trước đợt mưa lũ vừa qua, địa phương đã hỗ trợ cho các xã hơn 35 tấn lương thực để cứu đói. Hiện còn 50 tấn nữa nhưng không biết làm thế nào để chuyển đến các thôn, nóc cứu đói cho người dân và các học sinh vì giao thông tê liệt.
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ,hàng ngàn con người ở bên kia chân núi Tắcpỏ cũng đang thấp thỏm chờ những chuyến hàng cứu trợ. Nhiều người trong số đó đã thiếu ăn trong mấy ngày qua. Theo uỷ ban huyện NamTrà Mi, sớm nhất là  ngày 4/12, hàng cứu trợ có thể đến được một số thôn, nóc gần trung tâm Tắcpỏ của huyện Nam Trà My.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.