Hôm nay,  

Thảm Họa Làng Chiếu

21/03/200800:00:00(Xem: 2506)

Bạn,

Theo báo SGGP, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, có làng Đông Bình, một làng nghề dệt chiếu, nằm ở phía Đông Nam của huyện Duy Xuyên. Như một ốc đảo , làng được bao bọc bốn bề sông nước bởi những con sông lớn như Thu Bồn, Trường Giang, Ly Ly. Ở hạ lưu các con sông nên Đông Bình thường xuyên phải chịu một lưu lượng nước rất lớn từ thượng nguồn đổ về, cộng với thủy triều lên cao nên vùng đất này luôn đối mặt với nước. Gần 200  gia đình dân của thôn Đông Bình  luôn phải sống trong cảnh thấp thỏm lo âu, lo ngại có một ngày cả cái làng này cùng với nghề dệt chiếu sẽ bị nước cuốn đi.

Báo SGGP mô tả rằng suốt chiều dài hơn một ngàn mét của thôn, không nơi nào là không bị sạt lở, nhiều nơi nước đào sâu tới 20 -25m. Con đường duy nhất đến  với làng là chiếc cầu phao cũ  nát, vừa đi vừa sợ rơi tỏm xuống nước lúc nào không hay. Đi một vòng quanh làng, phóng viên chứng kiến hầu hết các ngôi  nhà ở đây đều được làm bằng gỗ và lợp tôn rất sơ sài. Thậm chí có nhà chỉ ghép mấy tấm tôn chui ra chui vào. Trưởng  làng Đông Bình tên làVõ Nghi cho hay: Chợ búa thì xa, phương tiện đi lại khó khăn, qua cầu phải nộp tiền nên bà con ở đây hầu như không đi chợ, chỉ trông vào những người bán hàng rong.

Hôm nào họ không đến bán thì phải ăn cơm với muối. Không những thế, dù đã có nguồn nước sạch vào thôn nhưng rất hiếm, đa số  người dân ở đây sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn. 

Cũng theo báo SGGP, nước sông ngày ăn càng sâu vào lòng đất. Cứ sau một mùa mưa lũ, bờ sông lại "ăn" sâu vào thôn từ 20- 25m. Hàng trăm mét khối đất đá bị cuốn theo dòng chảy, nhiều ngôi nhà đứng trước nguy cơ trôi ra biển. Viên trưởng làng chỉ tay vào  vào chiếc điện thoại kể: "Đây là cái điện thoại xã cấp cho thôn năm ngoái để liên lạc khi có chuyện khẩn cấp. Bình thường thì nó cũng kêu nhưng đến khi mưa to gió lớn thì a lô lại không được". Cả thôn Đông Bình như một "ốc đảo" nằm lạc lõng giữa đầu sóng ngọn gió, hoàn toàn cô lập với bên ngoài.

Làng Đông Bình vốn được xem là "cái nôi" của nghề chiếu cói Bàn Thạch vốn nổi tiếng xưa nay. Cả  làng có gần 200  nhà thì đã có 80% gia đình lấy nghề dệt chiếu làm kế mưu sinh. Gia đình 1 cư dân tên là Trần Thị Hào (72 tuổi) đã bao đời gắn với nghề làm chiếu, mỗi ngày dệt được 2 -3 chiếc, bán được 36 ngàn- 37 ngàn đồng, trừ chi phí chỉ còn lại khoảng 16 ngàn (1 Mỹ kim) đến 17 ngàn đồng mà thôi . Thế nhưng vẫn phải bám vào nghề vì đó là nghề mưu sinh duy nhất.

Bạn,

Báo SGGP ghi nhận rằng hàng năm cứ đến mùa mưa lũ,  Đông Bình lại bị sạt lở nghiêm trọng.  Quanh năm chỉ dựa vào nghề chiếu vậy mà toàn bộ diện tích trồng cói của làng ở  đã bị nước "ăn" gần hết. Phần lớn nguyên liệu làm chiếu được chuyển từ ngoài vào. nhưng người dân ở đây vẫn không ngại khó khăn để níu giữ cái nghề mà ông cha đã dể lại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.