Hôm nay,  

Đại Công Ty Ngoại Quốc Vô TQ Chi 100 Triệu Đô Nghiên Cứu

21/01/200700:00:00(Xem: 2807)

Đại Công Ty Ngoại Quốc Vô TQ Chi 100 Triệu Đô Nghiên Cứu

Thượng Hải.- En Li rời bỏ Hoa Lục vào năm 1986, được thuyết phục rằng cách tốt nhất là làm sao trở thành một nhà sinh vật học tầm cỡ thế giới, bởi hai phương cách: hoặc được đào tạo ở các phòng thí nghiệm nghèo nàn tại quê nhà hoặc xin theo học tại các trường đại học của các nền văn hóa tân tiến. Vì thế, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Bắc Kinh, anh đã tới Boston và thi lấy bằng tiến sĩ về sinh học của trường MIT. Anh vào học tại trường Y khoa Harvard, dạy và nghiên cứu về gen di truyền. Ba năm trước, Li được nhà sản xuất dược phẩm Novartis tuyển dụng vào làm việc tại các phòng thí nghiệm toàn cầu ở Cambridge, Mass.

Mùa xuân này, Li sẽ trở lại Thượng Hải để nghe trình bày về cơ hội nghiên cứu mới nhất của Novartis - xây dựng một trung tâm trị giá 100 triệu đô và sẽ thuê khoảng 400 nhà khoa học để theo đuổi việc chữa trị các bệnh dịch và thuốc dinh dưỡng thông thường cho người Trung Quốc.

Li 45 tuổi nói: 'Tôi muốn làm cái gì đó có ý nghĩa cho người dân Trung Quốc.' Li và các nhà khoa học sinh trưởng tại Hoa Lục làm việc ở ngoại quốc nay đang chạm trán với làn sóng đầu tư của ngoại quốc tại Hoa Lục. Sau hơn hai thập niên đổ hàng tỉ đô vào các nhà máy, số công ty đa quốc ngày càng tăng vọt. Nôn nóng muốn sáng chế các sản phẩm cho thị trường Hoa Lục và thu hút các kỹ sư, nhà khoa học trong nước đang ngày càng đông, hàng chục tập đoàn, gồm có Hewlett-Packard Do, Siemens, Google Inc và Johnson & Johnson đã thông báo trong những tháng gần đây rằng các nhà máy sáng chế và nghiên cứu sẽ được khai trương tại Hoa Lục, hầu hết tọa lạc tại Bắc Kinh và Thượng Hải.

Vào lúc Bộ Thương Mại Hoa Lục soạn thảo thống kê của năm 2006, đang trông mong trung tâm quy tụ trên 800 nhà nghiên cứu từ nguồn đầu tư của nước ngoài sẽ xuất hiện tại Hoa Lục, con số kỷ lục so với ước lượng từ 6 năm trước đó chỉ có khoảng 100 nhà nghiên cứu mà thôi.

Mei Xinyu, nhà phân tích của Bộ Thương Mại cho rằng thời kỳ mà các công ty ngoại quốc có thể xây dựng nhà máy để được hưởng chính sách thuế ưu đãi đã qua rồi. Hiện nay Hoa Lục đang có nhiều chọn lựa các nguồn đầu tư nước ngoài, các nhà máy tốn nhiều máu và mồ hôi của công nhân sẽ không còn được tiếp nhận nữa.

Tổng cộng chi phí nghiên cứu của Hoa Lục trong năm 2006 vào khoảng 136 tỉ đô, tăng 20% so với năm trước đó, theo Tổ chức Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tế. Khoảng 16% nguồn chi trên cho các nghiên cứu của công ty liên doanh với nước ngoài.

Tổ chức này cũng ước lượng chi phí nghiên cứu và sáng chế (R&D) của Hoa Kỳ trong năm rồi khoảng 307 tỉ đô, nhưng hoạt động nghiên cứu của Hoa Kỳ chiếm 2.74% hoạt động kinh tế quốc gia trong năm 2000 đã giảm còn 2.68% trong năm 2004, con số mới nhất đáng tin cậy, trong khi Hoa Lục tăng từ 0.9% tới 1.23% trong cùng giai đoạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.