Hôm nay,  

Nhà Giàu Hoa Lục Chạy Đua Gửi Con Vào Trường Tư Học

11/01/200400:00:00(Xem: 4561)
SHANGHAI (KL) – Trường mẫu giáo Boshen tại Thượng Hải năm nay có nước nóng cho các phòng rửa tay. Cái trường học 20 năm này nằm trên con đường có hàng cây chạy dọc theo, vừa sơn lại mới, bàn ghế cũng mới, có hàng loạt nhà giáo mới. Các bức tuờng đã phá bỏ để làm cho các lớp học lớn hơn, nhân viên nhà trường ngày nay cho khử trùng các đồ chới thường xuyên.
Có lý do nào đây: Trường ngày xưa do nhà nước quản lý nay đã có chủ mới, một công ty tư nhân từng mở lớp mẫu giáo tại Hong Kong.
Trường Boshen là cả một công trình thí nghiệm lớn lao mà Chính quyền Trung quốc đang âm thầm cho phép để cho tư nhân đầu tư vào các trường học mà Trung quốc đã quan tâm tới từ lâu.
Các trường học tư nhân đã mọc lên vào cuối năm 1980, nhưng việc phổ thông hóa các loại trường này mới bùng nổ ra gần đây khi giới thượng lưu và trung lưu giầu có tăng thêm, các giới này nhất định đòi cho con em của họ phải có một nền giáo dục khá hơn.
Các trường tư nhân này đang thu hút mười ngàn con em từ lớp mẫu giáo cho tới đại học cũng như trường tốt nghiệp về nghề.
Mặc dầu vấn đề giáo dục là lãnh vực đặc biệt được chú ý tới đối với Trung quốc, còn hơn cả lãnh vực chế xuất – giới thẩm quyền đang hết lòng về tiến trình này.
“Giáo dục hiện nay đang thay đổi kinh khủng. Trong các khu phố như khu này, nhà nước có trách nhiệm thực lớn lao để lo cho các nhà giáo, chẳng hạn như tiền hưu và đại loại cần thiết như thế. Nhà nước đều chuyển cái gánh nặng này cho các thể chế tư nhân và những người đứng làm chủ,” theo lời của ông Olive Koo, quản trị viên của công ty Hong Zhi Education, công ty đứng ra mở trường học Boshen.
Thị truờng giáo dục tại Trung quốc rất lớn. Năm 2002, giới tiêu thụ tại Trung quốc đã chi ra trên 40 tỷ Mỹ kim về giáo dục.
Hãng Eduventures.com là một xí nghiệp khảo cứu tại Hoa Kỳ, hãng này thấy con số này có hy vọng lên tới 90 tỷ Mỹ kim vào năm 2005. Bởi vì chính sách chủ truơng một con của Bắc Kinh, đa số các bậc cha mẹ có thể thanh toán ngay các khoản này cho con em trong số lợi tức của họ.
Tính quân bình một gia đình tại Trung quốc đã giành riêng 10% tiền của quỹ tiết kiệm cho giáo dục, theo như Cơ quan Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc cho biết.
Việc giáo dục là một việc chi tiêu lớn nhất đối với các gia đình tại Trung quốc, sau việc nhà cửa.
“Trung quốc thực đúng là đất đang đi tìm nhà giáo dục,” theo lời của ông Andrew Khaw trong nhóm International Enterprise Singapore, tập đoàn doanh nghiệp chuyên đầu tư tại nước ngoài.
Phần đông phụ huynh học sinh đều quyết tâm xuất tiền để trả hẳn cho các trường sở khá. Bà Hu Wenjie tại Bắc Kinh cho biết, gia đình bà đã để ra 1200 Mỹ kim cho cô con gái năm tuổi có thể theo học trường song ngữ vào năm 2004.
Bà cho biết : “Tôi đã từng học trường công. Tôi biết nó như thế nào rồi. Giáo dục chiêm nghiệm, không theo khoa học tại các trường công đã lỗi thời, kể cả các giáo viên có biên chế, không có thể nào theo kịp các yêu cầu của thế kỷ mới này.”
Trên thực tế , chi phí học vấn đối với loại nhà giầu mới đâu có đáng bao nhiêu. Lớp mẫu giáo cho lứa tuổi lên 3 tại thành phố Thượng Hải hiện nay là một cơ sở sáng trưng nằm trong một khuôn viên tư nhân có các bãi cỏ xanh, các dàn chơi tuột bằng plastic, và các vòng lưới bóng rổ. Có khoảng 250 học sinh trong lứa tuổi từ hai tới sáu (20% trẻ em của người nước ngoài, 80% trẻ em của người Trung quốc) chạy tung tăng khắp nơi và leo lên hàng ghế có từng nấc thang theo hiệu lệnh, dạy chúng đếm từng nấc bằng tiếng Anh.

Trường học này là truờng liên doanh giữa văn phòng giáo dục địa phương với một công ty Đài Loan, trường có sự tài trợ khá đến nỗi các em học sinh của trường công phải đến để mượn các sách học.
Học phí của trường này là 2000 Yuan/tháng, bằng lương tháng của một nhà giáo tiểu học.
Về ý nghĩa kinh tế, sự kiện này như thế nào " Tổng giám đốc Sam Wu của truờng Đài Loan này giải thích : “Hoa lục có chính sách một con. Gia đình có sáu người chỉ nuôi có một đứa, như thế họ có thể cho đi học y như thế.”
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn bị cấm vài điạ hạt giáo dục như trường học có dính với tôn giáo và trường có các lớp học bắt buộc từ lớp một tới lớp chín .
Người nước ngoài có thể đầu tư để mở các trường mẫu giáo, nhưng phải là trường liên doanh và chỉ trong trường hợp đối tác tại địa phương chiếm đa số trong hội đồng về trường học.
Theo qui điều của Bộ Giáo dục Trung quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đảm nhiệm việc mở trường học tại Hoa lục cũng còn phải là người cung ứng giáo dục hợp pháp.
Nhưng đôi khi các qui điều này cũng đuợc linh động tuỳ theo từng vùng.
Thí du như thành phố Chongqing đã cho phép các doanh gia Singapore mở truờng học quốc tế kể cả các lớp tiểu học. Liên doanh này được coi chính thức như là một công ty của địa phương.
Mặc dầu qui điều có quá đáng, nó lại làm cho người nước ngoài đầu tư dễ dàng hơn trong lãnh vực giáo dục liên doanh khi nhà nước đang bắt đầu đi theo khuynh hướng này.
Ngay khi các qui điều đặt ra cản mũi kỹ thuật, “Nếu bạn có thể tìm được ai đó có ngực đỏ (nhiều mề-đay) để hợp tác với bạn, bạn có thể làm được việc này” theo lời của Bill Crampton, tổng giám đốc trường Boston đào tạo kỹ thuật tại Thượng Hải, người từng cung cấp các dịch vụ giáo dụ như chương trình Anh ngữ chuyên biệt.
Fritz Libby là nhà sáng lập ra công ty tư vấn Global Education Information Consulting Co. tại Thượng Hải, ông tính phỏng thấy các trường học tư nhân mở ra dễ lấy lại vốn đang mọc lên theo các nhu cầu tại Hoa lục. Ông Libby cho biết:
“Một số nơi có đợt học sinh sắp sửa ùa lên truờng trung học nhà nước, chính vì thế người ta đã nghĩ tới việc để cho tư nhân đầu tư vào giáo dục. Nhà nước cho rằng không nên để học sinh du học nước ngoài theo con số như thế.”
Ông Libby phỏng tính, có khoảng 50 ngàn đơn xin đi học Trung học và Đại học tại nước ngoài – vì thế họ đã hạ bút để ra qui luật mới cho phép các công ty nước ngoài vào và quốc tế hóa các trường trung học tư nhân.
Công ty của ông Libby làm việc với đại học Dulwich College, một trường nằm trong hội đồng giáo dục Anh quốc được thành lập năm 1619 để tung ra chi nhánh giáo dục tại Thượng Hải và Suzhou. Lớp mẫu giáo cũng chạc khoảng từ 3000 Yuan tới 4000 Yuan, một tháng đối với con em Trung quốc, còn học sinh từ nước ngoài tới phải đóng từ 7000 Yuan tới 12,000 Yuan.
Học phí này không là phải rẻ, theo học tiểu học phải đóng từ 18 ngàn Yuan cho tới 20 ngàn kim Yuan. Con em của Trung quốc sẽ trả từ 8000 tới 12,000 Yuan; con em nước ngoài phải đóng đủ số 20,000 Yuan.
Riêng về đại học Dulwich College tại London cho biết, số tiền đó dùng để trả bản quyền mà trường đó đã nhận để cam kết với các học sinh không có thể theo học đại học này tại Anh quốc. Làm đối tác tại Trung quốc, đại học này cũng làm nổi mặt của trường tại Á Châu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.