Hôm nay,  

Dot Com Ấn Độ Chiếm Thung Lũng Điện Tử

11/25/200100:00:00(View: 4185)
By Ajay Singh

Khi Kanwal Rekhi, một kỹ sư điện toán quê quán tại Kanpur, miền bắc Ấn Độ, tìm được việc làm tại thung lũng điện tử, ban nhạc Beatles vẫn còn đang nổi tiếng. Đó là vào thập niên 1970 và Rekhi, lúc ấy mới 25, là một trong vài người Ấn Độ sống trong vùng này.

Ngày nay, thung lũng điện tử có chợ, nhà hàng Ấn, và rạp hát chiếu phim của Bollywood. Và Rekhi, bây giờ không còn là một kỹ sư nữa mà là một tiểu thương gia nổi tiếng trong vùng. Với tư cách là Chủ tịch của The Indus Entreprenuers, một hiệp hội lớn và mạnh tại thung lũng, ông đã giúp thành lập 19 công ty chấm.com. Mỗi công ty nối với một trang nhà của một công ty điện tử làm chủ và điều hành bởi người Ấn Độ, phần lớn tại Hoa Kỳ, với trị giá thị trường tổng cộng là 235 tỷ Mỹ kim.

Chuyện Rekhi trở thành bố già của những công ty Ấn chấm.com, là một trong những chuyện ly kỳ nhất trong "Con ngựa đã bay( The Horse That Flew): Làm sao những con ngựa Guru giang cánh" (nhà xuất bản Happer Collins, 375 trang, bán $12.40), quyển sách được viết bởi Chidanand Rajghatta, một ký giả của tờ The Times of India.

Cho đến những năm gần đây, dân Hoa Kỳ thường cho những người Ấn Độ là những kỹ sư lỗi lạc, những thảo chương gia tài ba nhưng rất yếu kém về quản trị. Cái nhìn này đã thay đổi khi những di dân Ấn, rất nhiều đã noi gương Rekhi, thành lập và điều hành những công ty tin học công nghệ cao.

Theo chân của khoảng hơn mười cá nhân, gồm cả hai người tại Ấn độ, quyển sách miêu tả và cho thấy sự thành công, óc sáng tạo của những tiểu thương gia Ấn Độ, cùng ảnh hưởng của họ cho ngành thông tin công nghệ cao Mecca. Với một Sabeer Bhatia, người sáng lập ra dịch vụ thư điện tữ Hotmail, sau đó bán lại cho Microsoft với giá 400 triệu Mỹ kim vào năm 1997. Bhatia, đến Hoa Kỳ, thung lũng điện tử năm 1988 với chỉ 250 đô trong túi.

Quyển sách cũng kể lại đời của Vinod Khosla, người mà The Wall Street Journal có lần vinh danh là "Bàn tay nóng nhất tại thung lũng điện tử", một trong những chủ nhân của Kleiner, Perkins, Caulfield & Byers, một trong những công ty nổi tiếng trên thế giới trong lãnh vực đầu tư. Khosla, đến Hoa Kỳ năm 1976, là một trong những người may mắn chụp được cơ hội làm giàu của cuối thập niên 90. Khosla đã tài trợ Juniper Networks, một công ty chuyên về Internet, được cùng thành lập bởi một người Ấn Độ tên là Pradeep Sindhu. Chỉ trong 4 năm sau ngày thành lập, công ty Juniper đã có vốn đầu tư lên đến 75 tỷ Mỹ kim, trở thành đối thủ của Cisco, một công ty kỳ cựu trong lãnh vực này.

Mặc dầu quyển sách thuộc loại hồi ký, nó được viết như một quyển tiểu thuyết. Những dữ kiện được tô điểm với những mánh lới khôn ngoan. Tựa đề quyển sách được dựa vào một chuyện cổ tích thần thoại về hoàng đế Akbar của xứ Mughai. Vị hoàng đế này có lần ra lệnh xử tử một người giúp vui tên Birbal về một lỗi lầm của anh ta. Biết rằng nhà vua thường hay mơ ước được làm chủ một con ngựa bay hầu có thể thống lĩnh thế giới, Birbal xin với nhà vua nếu y được sống thêm một năm nữa, y có thể làm cho ngựa có thể bay được. Hoàng đế Akbar chấp thuận. Khi mọi người chế giễu Birbal cho sự ngu xuẩn của anh ta, anh cười nói " Rất nhiều điều có thể xảy ra trong một năm. Nhà vua có thể chết, tôi có thể chết, con ngựa có thể chết, và ai biết được, con ngựa có thể bay".

Với sự thật phũ phàng là cái bong bóng Internet đã vỡ tung và xẹp lép, nhiều nhà bình luận đã đề nghị nên sửa tên quyển sách lại là "Cỗ xe tang đã bay (The Hearse That Flew)". Nhiều chuyên gia Ấn Độ đến California mong để làm giàu đã phải khăn gói trở về nguyên quán, chiếu khán của họ bị thu hồi vì nhu cầu cho thảo chương gia không còn cần nữa. Nhưng quyễn sách "Con ngựa đã bay" vẫn là một chứng cớ hùng hồn của những gương thành công trong thương trường, của những người Ấn Độ, những người với nhiệt tâm sáng tạo, đã dự một phần vào sự thành công của xã hội Hoa Kỳ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.