Hôm nay,  

TQ Xài 136 Tỉ Đô...

10/12/200600:00:00(Xem: 2804)

2006: TQ Xài 136 Tỉ Đô, Đứng 2 Thế Giới Nghiên Cứu, Sáng Chê 

Tổ chức kinh tế quốc tế Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) có trụ sở tại Paris, hôm Thứ Hai tiết lộ tin Hoa Lục đã vượt Nhật để trở thành quốc gia đứng hàng thứ nhìn thế giới về mức đầu tư cho công cuộc nghiên cứu, chế tạo, chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong năm nay.

Hoa Lục đang nỗ lực trở thành nhà sáng chế kỹ thuật hàng đầu khi dự tính sẽ chi trên 136 tỉ đô cho công cuộc nghiên cứu và chế tạo trong năm 2006, qua mặt nước Nhật, với mức chi được dự liệu khoảng 130 tỉ đô. 

Theo OECD, các công ty Hoa Lục và chính phủ của họ đang mạnh tay tung tiền để thành lập các ngành kỹ thuật mới trong vùng từ viễn thông cho tới kỹ thuật sinh học và một mặt giảm sự lệ thuộc vào sự chuyển giao kỹ nghệ của nước ngoài mà các nhà lãnh đạo cộng sản coi đó là chiến lược yếu thế.

Trong số các nền kinh tế châu Á, mức chi tiêu cho nghiên cứu và sáng chế của Nam Hàn đứng hàng thứ 17 thế giới, khoảng 2 tỉ đô, và nước theo sát nút là Ấn Độ. Trong khi đó, Đài Loan đứng hàng thứ 12 với mức chi 15 tỉ đô.

Sự gia tăng mức chi tiêu vượt bực của Hoa Lục trong lĩnh vực này khởi nguồn từ sự tăng tốc của nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng có thể đạt tới 10% trong năm nay. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo khác của Hoa Lục đã kêu gọi 'toàn dân hãy nỗ lực xây dựng đất nước thành một 'xã hội đổi mới,' bằng cách đẩy mạnh vai trò của kỹ thuật để phát triển và giảm đầu tư vào các ngành kỹ nghệ lương thấp.

Tháng Hai vừa qua, chính phủ Hoa Lục đã ban hành một kế hoạch 15 năm đầy tham vọng, kêu gọi các nhà máy đổi mới máy móc, trang thiết bị, thúc đẩy phát triển 11 vùng trọng điểm, từ laser tới nhà máy điện nguyên tử và di truyền học. Chính phủ Hoa Lục hứa hẹn sẽ hỗ trợ các cuộc nghiên cứu của tư nhân bằng cách giảm thuế và bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế…

Bản phúc trình của OECD dầy 252 trang cũng cho biết, sản lượng xuất cảng của Hoa Lục đã tăng gấp đôi, tới 1.3%, tăng thêm 0.6% so với năm 1995. 2/3 mức chi tiêu cho cuộc nghiên cứu của Hoa Lục năm nay sẽ được tài trợ bởi ngành kỹ nghệ và 1/3 còn lại được chi từ chính phủ. Tuy nhiên, sẽ không có sự phân biệt rạch ròi tỉ lệ đóng góp cho quỹ nghiên cứu và sáng chế như thế, trong một hệ thống mà các khoản chi tiêu lớn cho sự nghiên cứu luôn luôn dành ưu tiên cho các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Hoa Lục.

OECD hiện có 30 nước thành viên, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật và hầu hết các nước Liên Âu trong khi Hoa Lục chưa phải là thành viên.

Kế hoạch của Hoa Lục được công bố hồi Tháng Hai rồi dự tính sẽ nâng tổng số tiền chi cho công cuộc nghiên cứu và sáng chế để nhằm đạt 2% tổng sản lượng của nền kinh tế vào năm 2010 và 2.5% vào năm 2020.

Tuy nhiên, người ta đang nghi hoặc về hiệu quả của sự gia tăng mức chi cho ngành nghiên cứu và sáng chế của nước này. Trong Tháng 5, chính phủ nước này đã rơi vào tình trạng nợ nần khi một nhà nghiên cứu đứng đầu một trường đại học ở Thượng Hải bị tố giác là đã ăn cắp một sáng chế phẩm điện toán và ngành truyền thông thành phố này vạch trần toàn bộ sự thật vụ việc này.

Đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Hoa Lục đã tăng 77% trong thập niên vừa rồi, với 966,000 người, được xếp hạng nhì, sau Hoa Kỳ (1,3 triệu người), vượt cả Nhật (677,000 người). Cũng theo OECD, gần 15,000 nhà khoa học Hoa Lục đang có mặt tại Hoa Kỳ, trở thành nhóm nghiên cứu ngoại quốc đông đảo nhất ở đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á nói rằng một hiệp ước đại dương của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS 1982) phải là cơ sở của các quyền và quyền lợi có chủ quyền ở Biển Đông, trong một trong những nhận xét mạnh mẽ nhất của họ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết các vùng biển tranh chấp trên cơ sở lịch sử, theo báo The Guardian cho biết hôm Thứ Bảy, 27 tháng 6 năm 2020. Tuyên bố của Asean nói rằng: “Chúng tôi tái khẳng định rằng UNCLOS 1982 là cơ sở để xác định các quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển.”
Các viên chức tình báo Nga làm việc cho tình báo quân sự GRU gần đây đã cung cấp tiền cho phiến quân Taliban ở Afghanistan như một phần thưởng nếu họ giết lính Mỹ hoặc Anh ở đó, theo một viên chức tình báo Châu Âu nói với CNN hôm Thứ Bảy, 27 tháng 6. Viên chức này không rõ về động cơ chính xác của Nga, nhưng cho biết các ưu đãi, theo đánh giá của họ, đã dẫn đến thương vong của liên minh. Các viên chức đã không xác định ngày thương vong, số lượng hoặc quốc tịch của họ, hoặc liệu đây là những trường hợp tử vong hoặc thương tích.
Việt Nam và Phi Luật Tân cảnh báo về sự bất an ngày càng tăng ở Đông Nam Á tại hội nghị thượng đỉnh khu vực vào Thứ Sáu, 26 tháng 6 năm 2020, trong bối cảnh lo ngại rằng Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động tại Biển Đông đang tranh chấp trong đại dịch vi khuẩn corona, theo Reuters cho biết. Hà Nội và Manila đã công bố các phản đối Trung Quốc vào tháng Tư sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập các khu hành chính mới trên các đảo trong các tuyến đường thủy gặp khó khăn mà Việt Nam và Phi Luật Tân cũng có tuyên bố chủ quyền.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết hôm Thứ, 26 tháng 6 năm 2020, rằng Washington đang áp đặt các hạn chế cấp visa đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm hạn chế các quyền tự do ở Hồng Kông, nhưng ông không nêu ra bất kỳ mục tiêu nào trong số đó, theo Reuters cho biết. Hành động này diễn ra trước cuộc họp kéo dài 3 ngày của quốc hội Trung Quốc từ Chủ Nhật dự kiến sẽ ban hành luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông đã báo động các chính phủ ngoại quốc và các nhà hoạt động dân chủ. Các hạn chế visa của Hoa Kỳ áp dụng đối với các quan chức Đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện tại và trước đây “được tin rằng họ phải chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc phá hoại quyền tự trị cao cấp của Hồng Kông,” ông Pompeo nói.
Quân đội Mỹ đang triển khai những con số “chưa từng có” tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, làm tăng nguy cơ xảy ra đụng độ với hải quân Trung Quốc, theo một quan chức cấp cao của Trung Quốc cho biết hôm Thứ Ba, 23 tháng 6. Các căng thẳng giữa hai siêu cường đã tăng vọt trên nhiều mặt trận kể từ khi Tổng Thống Donald Trump nhậm chức năm 2017, với cả hai nước nắn gân ngoại giao và quân sự. Các hoạt động “tự do hàng hải” thường xuyên của Hoa Kỳ ở Biển Đông - nơi Trung Quốc và các nước láng giềng có tranh chấp – làm tức giận Bắc Kinh, và hải quân Trung Quốc thường cảnh báo tàu Mỹ.
Khi các tường trình đưa ra về cách Tổng Thống Trump đã “xin” Chủ Tịch Tập của Trung Quốc giúp đỡ trong việc cạnh tranh tái đắc cử của Trump, báo cáo mới từ báo Wall Street Journal cho thấy chồng của bà Michelle Steel, ứng cử viên Quốc Hội của Quận Cam, là trung tâm của vụ tai tiếng đối với việc làm của ông để mở ra cánh cửa cho những người có quốc tịch Trung Quốc đưa hàng trăm ngàn đóng góp chính trị cho các nỗ lực tái tranh cử của Trump và Ủy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC). Theo báo Journal, ra ngày 23 tháng 6 năm 2020, hàng trăm ngàn đóng góp chính trị đến từ những người ngoại quốc có quốc tịch TQ là những người đã có mối quan hệ chặt chẽ với bộ máy an ninh quốc gia và chính quyền trung ương TQ. Những đóng góp này cũng nằm trong số lớn nhất đối với việc tái đắc cử của Trump năm 2017 và được thực hiện vào thời điểm Chính Phủ Trump đang có kế hoạch cho chính sách đối với TQ.
Bờ biển phía nam Mexico đã bị rung chuyển bởi một trận động đất mạnh vào sáng Thứ Ba, 23 tháng 6 năm 2020, giết chết ít nhất 5 người và gây ra cảnh báo sóng thần cho bờ biển Thái Bình Dương dọc theo Trung Mỹ. Cơ Quan Thăm Dò Địa Chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết trận động đất có cường độ ban đầu là 7.4 và xảy ra lúc 11 giờ 29 sáng miền đông, 7 dặm về phía tây Santa María Zapotitlán, Mexico. Trận động đất có độ sâu khoảng 20 dặm và đã được tập trung dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của tiểu bang Oaxaca gần khu nghỉ mát của Huatulco. Trận động đất được cảm nhận tới Guatemala và qua tận miền nam và miền trung Mexico.
Trung Quốc đã công bố một kế hoạch vào tối Thứ Bảy, 20 tháng 6 năm 2020, cho luật an ninh quốc gia mới gây tranh cãi, mà các nhà phê bình cho rằng đe dọa các quyền tự do chính trị và dân sự ở Hồng Kông và mở rộng sự kiểm soát trực tiếp của Bắc Kinh đối với thành phố bán tự trị, theo CNN. Theo dự thảo luật, Bắc Kinh sẽ có thể gạt bỏ hệ thống pháp lý độc lập được đánh giá cao của Hồng Kông và các viên chức đại lục sẽ thành lập một văn phòng an ninh quốc gia tại Hồng Kông, làm xói mòn thêm quyền tự trị của thành phố. Dự thảo, đang được cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc xem xét, cho phép quan chức hàng đầu của Hồng Kông lựa chọn thẩm phán xét xử các vụ án an ninh quốc gia, theo hãng tin Tân Hoa Xã cho biết, gây nguy hiểm cho tư pháp độc lập quý báu của thành phố.
* Kết toán cuộc bạo loạn ở Stuttgart : 19 cảnh sát bị thương, xe bị phá hủy, các cửa hàng bị cướp phá - đó là sự kết toán của đêm bạo loạn ở Stuttgart. Giới lãnh đạo cảnh sát đã bị sốc bởi bạo lực. Tâm trạng "xâm lăng" đã có trong nhiều tuần. Cảnh sát đã đưa công khai kết quả đầu tiên của điều tra tại một cuộc họp báo sau các cuộc bạo loạn xảy ra trong đêm ở Stuttgart. Không những lãnh đạo cảnh sát mà cả Thị trưởng Fritz Kuhn đều bị sốc rõ rệt trước các sự kiện. Theo cảnh sát, 400 đến 500 người đã tham gia vào lúc cao điểm của các cuộc bạo loạn tại sân cung điện (Schlossplatz). 24 người đã bị bắt giữ trong thời điểm hiện tại, phó chủ tịch cảnh sát Thomas Berger cho biết. Mười hai trong số họ là công dân Đức, mười hai người kia có quốc tịch khác.
Ba người đã thiệt mạng trong vụ tấn công bằng dao đâm trong công viên ở thị trấn Reading miền nam nước Anh hôm Thứ Bảy, 20 tháng 6, và đài truyền hình Sky News cho biết cảnh sát đang coi sự việc này liên quan đến khủng bố. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ 1 người đàn ông tại hiện trường. Họ không xác nhận liệu có ai chết hay không, nhưng tờ Telegraph, BBC và Sky News cho biết 3 người đã thiệt mạng. Lãnh đạo hội đồng địa phương cho biết đã có trường hợp tử vong, không nói rõ là bao nhiêu. Dịch vụ xe cứu thương cho biết họ đã điều trị "một số" thương vong nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.