Hôm nay,  

Phi Thuyền Mỹ Lập Đồ Aûnh 3 Chiều Của Trái Đất

14/02/200000:00:00(Xem: 5004)
CAPE CANAVERAL, Florida (KL) - Nguồn tin AP, phi thuyền con thoi Endeavour của Hoa kỳ đã vọt vào quĩ đạo ngày thứ sáu sau một thời gian bị trì hoãn về công tác được gọi là lập bản đồ chính xác nhất của trái đất từ xưa tới nay.
Phi thuyền trưởng Kevin Kregel cho biết: “Chúng tôi đang sẵn sàng để lập bản đồ toàn thế giới.”
Các phi hành gia đã bắt đầu giương cột ăng-ten radar dài 60m nhô khỏi khoang chứa hàng của phi thuyền con thoi. Việc giương cột ăng ten là một công việc khá gay go, dầu sao cũng xong, và có thể nói công việc này là một sự thử thách lớn nhất trong công tác này.
Sau năm tháng trì hoãn nào là cơ phận trục trặc, nào là dây điện đi trong phi thuyền bị hư, phi thuyền mới được phóng lên. Ngày thứ sáu có một trục trặc kỹ thuật nhỏ, cuộc phóng bị trì trễ một thời gian ngắn, nhưng sau đó phi thuyền đã rời trái đất, mọi chuyện bình yên trong khi leo vào quĩ đạo.
Sự chú ý liền chuyển qua việc để cho cột ăng-ten ló ra ngoài.
Cơ quan NASA chưa bao giờ được điêu luyện như trước đây. Nếu cột ăng-ten này hoạt động, nó là một cấu trúc chắc chắn nằm lâu trong không gian một khi đã được giương ra.
Dùng hai ăng-ten radar một ở đầu cột và cái lớn hơn được neo trong khoang chứa hàng- các nhà khoa học mong muốn chụp được những tấm hình ba chiều của các địa hình và địa vật trên mặt trái đất. Các nhà khoa học muốn có những tấm hình đầy đủ chi tiết hơn và chính xác hơn so với các tấm hình chụp trước đây, cái lợi này không phải riêng cho lầu năm góc, lợi cho các nhà nghiên cứu về môi trường sống, cho ngành chuyên chở bằng đường hàng không và cho cho các nhóm cấp cứu thiên tai.
Nếu mọi chuyện được suôi chiều, mát gió, chiếc radar khởi sự phân hình trái đất và chuyển tin vào sớm ngày thứ sáu.

Cơ quan NASA và cơ quan cộng sự, National Imagery & Mapping (chụp hình ảnh quốc gia và Lập bản đồ) đều hy vọng lập đồ bản xong cho trên 70% địa hình và địa vật của trái đất đúng vào ngày thứ muời một, ngày cuối cùng của chuyến bay trong không gian. Đồ bản được lập ở cực bắc xa hơn vịnh Hudson và cực nam xa hơn mỏm Cape Horn.
Cơ quan NASA đã cảnh giác rất có thể nhiều vấn đề xẩy ra.
“Có cả mớ vấn đề lần đầu tiên xẩy ra trong công tác này như thỉnh thoảng khi các bạn làm cái gì lần đầu, cơ phận làm cho bạn giật mình vì nó đã không hoạt động theo như bạn đã dự đoán. Tôi nghĩ rằng sẽ có chuyện đó xẩy ra.”, lời của Gerstenmaier.
Bởi vì trụ ăng-ten chưa có bao giờ được mang vào không gian, các chuyên viên đã thử tốt ở dưới đất để xác định trụ ăng ten vận chuyển ra sao nơi không còn trọng lực. Trước đây mỗi khi điều chỉnh cho hai ăng-ten có thể liên lạc với nhau, thợ ráp ăng-ten ở hai đầu phải nói chuyện với nhau qua điện thoại trong lúc điều chỉnh.
Ngoài ra cơ quan không gian đã tốn cả tháng để đoan chắc Endeavour và toán phi hành được an toàn trong trường hợp trụ ăng- ten bị kẹt không ra được, bị cong nhiều quá hay gẫy thình lình. Để ngừa trường hợp có thể xẩy ra, cơ quan NASA đã cắt bớt ngày lập đồ bản từ muời xuống còn chín ngày để cho phi hành gia có thể có thời gian ra khỏi phi thuyền vào không gian điều chỉnh trụ ăng-ten bằng tay nếu thấy cần và có thể làm được. Nếu công chuyện quá ư tồi tệ, phi hành gia có thể bỏ trụ đi và bay về.
Ron Dittemore, giám đốc trông coi phi thuyền con thoi cho biết : “Chúng tôi nhìn theo khía cạnh an toàn, chúng tôi có thể bao giờ cũng bảo vệ con tầu với phi hành đoàn. Vấn đề bảo vệ cái trụ coi như không cần thiết.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.