Hôm nay,  

Tq Tịch Thu 6000 Giếng Dầu Tư; Dân Chúng Sôi Sục

21/07/200300:00:00(Xem: 4310)
BEIJING (KL) – Theo tin của phái viên James Kynge tại Bắc Kinh, một cuộc tranh chấp lạ thường đã bùng ra giữa hàng trăm công ty dầu tư nhân với giới chính quyền địa phương nằm ngay trong lòng đất cách mạng của Trung quốc.
Việc xẩy ra này là để thử uy quyền của Bắc Kinh trước việc khuyến khích lãnh vực tư nhân đang sôi nổi.
Hàng ngàn người gồm những nhà đầu tư vào các giếng dầu và công nhân dàn khoan dầu tại tỉnh Shaanxi nghèo khó ở vùng phíc bắc Trung quốc đã biểu tình và xô sát với cảnh sát Trung quốc trong những tuần vừa qua để phản đối việc chính quyền của vùng này cho tịch thu tất cả 6000 giếng dầu nhỏ và các phương tiện tìm kiếm dầu mỏ, theo như giới chức địa phương đã cho biết.
Các đại diện của các công ty bị truất quyền khai thác dầu này có mặt tại Bắc Kinh vào cuối tuần để vận động chính quyền trung ương về phe với họ để chống lại các giới chức địa phương nằm trong 15 huyện quanh vùng Yanan (Diên An), vùng nổi tiếng là căn cứ cách mạng của Mao chủ tịch hồi thập niên 1930. Hầu hết các cuộc biểu tình đã tạm thời xẹp xuống ngày 13/7, theo các nhà tổ chức xuống đường cho biết.
Có trên hai chục người trong các huyện Jingbian, Dingbian và Ansai đã bị cảnh sát bắt giữ ngay sau các cuộc đụng độ với cảnh sát vũ trang đến chiếm lấy các giếng dầu của các chủ nhân mà không lý gì tới chuyện bồi hoàn, theo như các công nhân của giếng dầu và giới chức địa phương đã cho biết.
Chuyện đụng độ được địa phương hóa thuờng xẩy ra tại vùng thôn quê của Trung quốc, nhưng chuyện đã xẩy ra này đã kéo dài nhiều tuần và lan ra gần nửa tỉnh này thực hiếm có. Chuyện tranh chấp lạ thường này cũng nói lên vận mạng của lãnh vực tư nhân đang nổi lên chống lại cái quyền lợi đã ăn sâu trong giới chức trách của địa phương.
Feng Bingxian là một vận động viên cho các công ty dầu tư nhân, ông phỏng tính có tới 6000 giếng dầu bị tịch thu, trị giá vào khoảng 10 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1, 2 tỷ Mỹ kim), một số tiền rầt lớn dùng làm trụ cột cho nềncông nghiệp của Bắc Shaanxi. Ông Feng đã yêu cầu Bắc Kinh phải có thái độ công bằng đối với tư doanh.
Ông đã viện dẫn lời nói quan trọng của Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch của nhà nước Trung quốc hồi cuối năm ngoái. Giang đã kêu gọi phải có sự cạnh tranh công bằng giữa việc nhà nước kinh doanh và việc tư nhân kinh doanh.
“Chủ tịch Giang cũng đã hứa, các luật lệ phải được hoàn chỉnh để bảo vệ tài sản cá nhân,” theo như ông Feng đã nhắc lại.
Ba công ty dầu lớn của nhà nước là PetroChina (China National Petroleum Corporation), Sinopec (China Petroleum & Chemical Corporation) và CNOC (China National Offshore Oil Corporation) cùng với các đối tác đa quốc đã nắm trọn nền công nghiệp dầu mỏ tại Trung quốc.
Các đối tác chính như YUKOS và TNK của Nam Hàn, Rosneft và Transneft Gazprom của Nga và British Petroleum của Anh đã ký kết với công ty PetroChina để khai thác dầu và đặt các đường ống dẫn dầu tại miền đông Tây Bá Lợi để nhắm cung cấp dầu cho Trung quốc và các quốc gia nằm tại Á châu.
Đối tác Hoa kỳ chính như Exxon Mobil đã mua 19 phần trăm cổ phần của Sinopec để liên doanh lập ra 500 trạm xăng dầu tại tỉnh Quảng Đông. Exxon Mobil còn là một công ty chuyên khai thác dầu tại Trung Á và vùng phía đông của Á châu.

Riêng về phần công ty CNOOC còn đang chờ đợi sự quyết định của Bắc Kinh về vùng biển Nam Hải trước khi mở cuộc ký kết với các nước ngoài để khai thác các vùng dầu trong vùng biển nàỳ.
Mặc dù các công ty dầu tư nhân thiết lập tại Trung quốc đã không lộ sự cho phép của Bắc Kinh để khoan dầu tại Shaanxi, các hợp đồng khoan dầu của các công ty này đã ký kết với các chính quyền địa phương, theo như giới chức quyền đã cho biết.
Các lý do để tịch thu các giếng dầu này hiện nay hoàn toàn không rõ. Người ta chỉ biết chính quyền địa phương đã đưa sắc dụ bí mật năm 1999 của chính quyền trung ương ra lệnh ngưng việc tư nhân khai thác dầu để làm biện minh cho việc tịch thu này. Nhưng các nhà tìm kiếm dầu mỏ đã lấy lý là sắc dụ này giữ bí mật, nên không ai biết để tuân theo chỉ thị đó.
Các phân tích gia lại cho biết, các chương trình về năng lượng của Trung quốc đã từng phơi bầy trong Quốc hội Trung quốc năm 2000. Các hương trình này tập trung vào việc xây dựng 2400km mạng lưới dẫn dầu và khí đốt chạy từ vùng tây của Tân Cương cho tới đô thị Thượng Hải tại duyên hải phía đông của lục địa Trung quốc.
Theo bản văn “China pushes into Central Asia for oil and gas” do John Chan viết, Bắc Kinh có kế hoạch riêng và tham vọng rất lớn để sấn vào vùng có trữ lượng dầu rất vĩ đại tại Trung Á để cạnh tranh với Hoa kỳ, Tây Âu và Nhật Bản để khai thác. Với tham vọng lập mạng lưới ống dẫn dầu trong vùng phía Tây Trung quốc để cung cấp năng lượng cho chính nền công nghiệp của Trung quốc và xuất khẩu xăng dầu bán cho các quốc gia tại Đông Á.
Vì quyền lợi chung giữa Nga và Trung quốc, hai quốc gia này đã lập ra nhóm quốc gia “Shanghai Five” cùng với các quốc gia tại Trung Á để ngăn ngừa việc tách rời Tân Cương với Trung quốc và tách rời Chechnya với Nga, đồng thời để giữ vừng tình trạng chính trị cũng như kinh tế có lợi cho hai quốc gia này.
Nhận xét theo tình hình chung, Trung quốc hình như đang rút kinh nghiệm về bài học trước đây của Nhật Bản.
Thiếu các trữ lượng thiên nhiên, giai cấp cầm quyền truớc đây của Nhật luôn luôn để ý tới vấn đề dầu. Năm 1931, Nhật đã cho lấn chiếm các tỉnh phía đông bắc Mãn châu với chủ ý kiểm soát các nguồn dầu mỏ của vùng này. Năm 1941, Nhật cho tấn công Trân Châu cảng và sau đó chiếm khắp vùng Đông Nam Á. Hoa kỳ đã cho các hạm đội phong tỏa các hải lộ băng ngang eo biển Malacca và cắt đứt nguồn tiếp liệu dầu của Nhật từ Trung Đông – Đức cũng đã bị thất bại tại Nga trong thế giới chiến thứ hai khi Đức bị thiếu nguồn dầu dùng cho kỹ nghệ và chiến tranh mở ra khắp Âu châu.
Tham vọng mở mạng lưới dẫn dầu và khí đốt của Trung quốc đã không thực hiện được theo như chương trình đã đề ra, vì thiếu tài chánh.
Chính vì thế mà các công dầu lớn sẵn sàng ký kết và hợp tác với các đối tác nước ngoài để thực hiện tham vọng này và cho dẹp bỏ các công ty dầu tư nhân của Trung quốc để chiều lòng các đối tác trong việc khai thác thị truờng xăng dầu và lọc dầu tại Trung quốc.
Bắc Kinh đã không công bố trước công chúng là việc tịch thu các giếng dầu này có hợp pháp hay không và cũng không biết làm thế nào để giải quyết vụ tranh chấp với tư doanh trong việc này.
Nhưng ông Feng cả quyết sẽ đưa vụ này ra truớc tòa án.
“Tại Trung quốc, các ngài có thể kiện khi thấy có sự sai trái, còn chính quyền huyện lại nắm tòa án. Việc này sẽ vô ích,” theo như ông Feng tuyên bố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.