Hôm nay,  

Kinh Tế Cứu Nguy Ông Bush: Trên Đà Tăng Việc, Địa Ốc...

22/02/200400:00:00(Xem: 4396)
WASHINGTON (KL) – Theo nhà báo Jonathan Weisman của Washington Post, kinh tế có thể gây thuận lợi cho ông Bush như : ngành gia cư bùng lên, thuế má cắt bớt làm cho đa số cử tri lưỡng lự, mặc dầu công việc làm có chạy mất đi.
Dù có cái quyền nào đi nữa, thị trường việc làm tại Wisconsin cũng làm cho hai vợ chồng Greg và Mary Beardmore chua xót và không thể nào quên đi được.
Ông Greg mất sở làm năm 2001 khi các nhà đầu tư dấn thân vào loại công ty dot-com đã bị đi đứt, ông đã tìm được việc bán hàng cho một công ty bán đồ đạc văn phòng và chỉ nhập vào giới thất nghiệp khi các công ty cho thu gọn lại. Đi làm lại được 14 tháng với chức trưởng phòng thương mại tại Green Bay, lương của ông Greg chỉ bằng phân nửa số lương trước đây.
Hai vợ chồng ông sống trầy trụa, thêm vào bà Mary mất chức quản lý cơ sở của cửa hàng Shopko tại Green Bay và đẩy bà vào thị trường kiếm việc làm, bà đã hình dung ra thị trường này như vùng đất khô và cằn cỗi.
Ngày nay sống với cái lợi tức bằng 30% số tiền kiếm được cách đây ba năm, hai vợ chồng bà Beardmore cố ngoi lên để sống, nào là ký lại tiền nợ mua nhà (mortgage) để hạ thấp tiền trả hàng tháng, chấp nhận sự lên phân lời căn nhà giá 100,000 Mỹ kim đã mua cách đây tám năm khi mới dọn nhà tới, theo như bà Mary cho biết.
Bà ngẫm nghĩ : “Tình trạng gia đình của tôi vẫn còn nằm ở mức trung lưu. Tôi cảm thấy tôi chưa tới nỗi nào vì tôi còn có căn nhà để làm chân. Nếu hai vợ chồng tôi bán căn nhà này đi để sống qua ngày, nhà chúng tôi bán được rất nhanh. Theo như bạn biết, tôi nghĩ rằng cũng được đấy.”
Cuộc tuyển cử tổng thống Hoa kỳ đang tiến từng bước, trong khi thị trường việc làm vẫn còn lì lợm, việc làm càng ngày càng khan hiếm.
Các cử tri Hoa kỳ chẳng nhìn thấy có tí nào của sự hồi phục kinh tế theo như ông Bush đang cổ võ.
Theo các nhà dự đoán kinh tế cho biết, có nhiều mặt khác của nền kinh tế Hoa kỳ chứng minh cho thấy có các dấu chỉ khá hơn, các dấu chỉ này làm cho các cử chi cảm thấy khoan khoái để bỏ phiếu vào tháng Mười một.
Thị trường gia cư bùng lên làm cho các công nhân đang vất vả có thể nắm lấy được cái của trời ban cho nhờ đang có việc làm.
Lương không tăng, nhưng nhờ ông Bush cho cắt giảm thuế, lợi tức để tiêu xài đã tăng lên. Sau chín tam cá nguyệt chậm lại, nhưng nay đang đi lên đều dặn, nền kinh tế Hoa kỳ toàn thể cất cánh lên vững vàng, làm cho các hộ gia đình cảm thấy lạc quan trong năm tới.
“Nền kinh tế Hoa kỳ sẽ thực sự giúp sức cho tổng thống vào lúc này,” theo lời của Joel Prakken, kinh tế gia của công ty Macroeconomic Advisors LLC chuyên về phân tích và lập chính sách kinh tế vĩ mô, công ty này có một mẫu chính trị để dự đoán cho biết trước là ông Bush sẽ thắng cử vào lúc sôi nổi nhất trong tháng Mười một.
“Tôi không cho rằng đảng Dân chủ không có thể tìm ra những hốc hẽm mà đảng này có thể đưa ra quân bài kinh tế, nhưng việc này xem ra hãy còn khó.”
Ngay như bà Mary Beardmore, người bỏ phiếu bầu ông Bush năm 2000, bà hiện vẫn đang thất nghiệp, bà cho biết bà quyết tâm bỏ phiếu cho tổng thống này.
Bà nói : “Các ngài đều biết là ông George Bush không nắm hẳn quyền kiểm soát kinh tế.”
Có điều chắc chắn là, cuộc tuyển cử này không dính dáng tới tình trạng kinh tế của từng cá nhân, theo như các nhà dự đoán kinh tế thừa nhận. Quân đội Hoa kỳ bị lún chân tại Iraq. Ngân quĩ thặng dư biếán thành ngân quĩ thâm thủng. Toàn bộ cử tri đang bị phân hóa.
“Giả sử các cơ cấu của cử tri hồi xưa sẽ tiếp tục đi theo tương lai, ông Bush nắm chắc phần thắng,” theo lời của ông Ray C. Fair, kinh tế gia của trường quản trị trực thuộc đại học Yale University, người đã từng tính ra các kết quả bầu cửa cả chục năm nay. Nhưng ông Fair cho biết thêm, “ Nếu bất kỳ lúc nào đó, thế cân bằng này cũng loạn lên, có lẽ nhất là vào lúc như thế này.”
Theo các đề xuất kinh tế để kiếm phiếu, đảng Dân chủ tin rằng còn có nhiều bất trắc xẩy ra để đưa ra cuộc vận động sắp tới.
Cuộc thăm dò trong tuần này cho thấy, 54% cử tri không đồng ý đã tăng lên từ con số 47% của cuộc thăm dò cách đây một tháng về việc ông Bush cầm cân kinh tế .
57% nghe theo lời đồn, họ không chấp nhận nhất là về chuyện ông Bush có thể tạo ra được việc làm cho dân chúng Hoa kỳ.
Khi hỏi họ tin ai có thể làm cho kinh tế Hoa kỳ khá hơn, các cử tri đã đứng về phía người tranh cử chức tổng thống đang dẫn đầu. Đó là Thuợng nghị sĩ John F. Kerry của tiểu bang Mass., hay JFK thứ hai của Hoa kỳ.
Bách phân thăm dò tin tuởng ông Bush tạo ra việc làm nằm trong khoảng 49 và 41 phần trăm, còn thăm dò tin tưởng vào JFK thứ hai nằm trong khoảng 51 và 37 phần trăm.
Trong tuần qua, công ty Lake Snell Perry & Associated Inc, làm cuộc thăm dò cho đảng Dân chủ đã gửi tới các thân chủ một văn thư (memo) cho biết là số cử tri lo lắng bị sa thải hiện giảm xuống. Nhưng y phí, học phí và việc làm cứ xuất cảnh ra nước ngoài làm cho số cử tri để tâm tăng thêm nhiều.
“Thực sự, giới cử tri trung lưu tỏ mức độ lo âu về tài chánh và có thái độ bi quan về nền kinh tế bị đình trệ hơn là chuyện hồi phục,” theo như văn thư gửi của công ty này ghi rõ.
Nhưng trên thực tế, hình ảnh kinh tế đình trệ và hồi phục nằm lẫn vào nhau, chúng xuất hiện như bóng ma.

Còn đối với ông Bush, nó là nền kinh tế của ba năm qua, thị trường gia cư là một cứu tinh của nền kinh tế Hoa kỳ hiện giờ.
Tỷ số sở hữu chủ gia cư chiếm tới 68,6 phần trăm hộ gia đình tại Hoa kỳ, bao giờ cũng lên cao trong ba tháng qua của năm 2003. Các căn nhà mới cất và hiện hữu để bán đã đạt đuợc thành tích hồi năm ngoái, trong khi việc xây cất các căn nhà mới lên tới mức cao nhất vào tháng chạp sau 25 năm.
Giá nhà ở tăng lên tại các vùng biển cũng như tại các trung tâm thành phố như vùng Green Bay đà làm cho các sở hữu chủ cảm thấy nhà của họ có giá.
Trong bốn năm qua, bà Sherise Patterson đã bị mất sở làm hai lần, những tháng thất nghiệp không tìm được việc làm, thiếu tiền chi trả, bà là một góa phụ phải lo cho ba đứa con học hết đại học.
Nhưng cách đây một năm, vào tháng giêng, bà Patterson là đại diện về dịch vụ bảo hiểm về răng của các khách hàng, bà đã khóa hẳn vào lãi xuất thấp, rời bỏ căn nhà 1.277 sq-feet tại phía tây bắc Milwaukee thời thập niên 1950 để dọn về căn nhà mới 2000 sq-feet gần khu thương mại.
Căn phòng ăn là căn phòng mà bà cần phải có. Còn lò sưởi, phòng riêng cho gia đình, garage chứa hai xe là loại xa xí của nhiều năm, bà đành phải chịu bỏ.
Bà Patterson không bỏ phiếu bầu ông Bush năm 2000 và năm nay bà cũng không bỏ phiếu cho ông này, theo như bà đã cho biết.
Bà bực mình là cái ông này dính quanh vụ vũ khí hủy diệt hàng loạt không tìm thấy tại Iraq, lại còn ngả theo giới giầu có. Bà cho biết thêm, cơ hội kinh tế để làm giầu bà không có.
“Thực sự tôi đoán không sai. Cứ mỗi lần cầm tờ báo chủ nhật quảng cáo cần người làm thấy đầy hai trang. Bây giờ chỉ trần sì có một đoạn. Tôi đành phải làm việc trong nhà,” theo lời bà Patterson với 42 cái xuân xanh, chưa có thể hồi hưu, cho biết.
Cái nhìn lạc quan không làm cho ông Prakken ngạc nhiên mấy, ông là người làm ra cái mẫu để dự đoán về tuyển cử căn cứ hẳn theo nhà ở hay gia cư hưng khởi. Coi như một thứ phong vũ biểu về sự sáng sủa của nền kinh te Hoa kỳ, căn cứ vào nhà cửa để đoán ra cái cảm nghĩ may rủi và niềm lạc quan của dân chúng, theo lời tuyên bố của ông Prakken.
Nếu như các cử tri sẵn lòng vay nợ lớn và dài hạn để dọn tới căn nhà mới và rộng lớn hơn, họ phải nhận ra được cái gì lạc quan.
Công ty Global Insight Inc., một công ty dự đoán khác, đang nhìn vào tỷ số thất nghiệp, nhưng công ty này lại nhận thấy lợi tức đi lên, theo lời của Nariman Behravesh, nhà kinh tế đứng đầu của công ty này.
“Kết luận là lợi tức để chi tiêu gia tăng để đẩy mọi thứ đi theo. Đó là vần đề nằm trong cuốn sổ tay : Lợi tức của tôi tăng nhanh như thế nào"” theo lời của Behraven.
Còn chính ông Bush tỏ lời cám ơn về sự dự đoán trước của công ty Global Insight Inc. là ông sẽ đắc thắng với 6,5 phần trăm điểm.
Lương tăng lên đã khựng lại từ năm 2001, tăng có 8,2 phần trăm từ khi ông Bush lên nắm quyền, trong con số này thì 4,1 phần trăm lại bù cho lạm phát, theo như thống kê của Bộ Lao động đã cho biết. Nhưng ba lần cắt giảm thuế đi theo sự đình trệ của nền kinh tế, đã giúp cho các cá nhân phải đóng thuế bớt đi được 19 phần trăm từ năm 2001, theo Bộ Thương mại của Hoa kỳ cho biết.
Lợi tức để cho tiêu xài cũng đã tăng 11 phần trăm trong thời gian đó, phần lớn nhờ vào số tiền thuế được trả lại.
“Cuối cùng, nếu người ta có tiền bỏ túi, không cần biết là tiền do mồ hôi nước mắt của mình hay tiền thuế được giảm. Đây là lá bài mà tổng thống này binh ra rất hay,” theo lới của Behravesh.
Lẽ dĩ nhiên các cử tri đã mất việc, ngay cả người vừa mới mất việc, đó là vần đề của thị trường việc làm, không liên can gì tới tổng thống này.
Tim Hackett, người ủng hộ đảng Cộng hòa và ông Bush năm 2000, mất chức giám đốc về quan hệ lao động vào tháng Mười một năm ngoái, khi công ty Mercury Marine tại Fond du Lac, Wisconsin bắt đầu cắt giảm chi phí.
Nhà máy của công ty này sẽ chẳng bao lâu cho xuất cảnh 400 việc làm sang Trung quốc, khi dây chuyền sản xuất động cơ nhỏ lắp vào đuôi thuyền được đưa ra nước ngoài.
Hackett có bổn phận nào sau này với tổng thống. Ông tuyên bố, ông Bush đừng hòng có phiếu bầu của ông vào tháng Mười một này.
Theo Hackett tuyên bố, “Chỉ chú ý vào chiến tranh và an ninh, người ta thấy có sự xa cách hẳn giữa người tại Washington với những người thực sự đang lo lắng cho tương lai của Hoa kỳ. Họ đang trả giá an ninh cho một lý tưởng cực đoan.”
Celinda Lake là nhà thăm dò của đảng Dân chủ kiêm tổng giám đốc của công ty Lake Snell Perry, bà cho biết toàn bộ cử tri của Hoa kỳ đang chia hẳn ra làm hai phe.
Những cử tri bảo thủ có chứng khoán riêng thường là dân có học, họ lạc quan và tin vào đảng Cộng hòa.
Những cử tri như chính họ đang nếm mùi thất nghiệp, đặc biệt là giới cử tri còn trẻ và giới lao động cổ áo xanh, tất cả đều bi quan, họ chỉ còn trông cậy vào đảng Dân chủ.
“Nhưng dù cho thị truờng việc làm có bết bát thế nào đi nữa, các cử tri hiện nay có việc làm chiếm phần đa số, lợi tức của họ để tiêu xài đang gia tăng, các chứng khoán của họ đang hồi phục, lãi xuất lại thấp,” theo lời ông Fair của đại học Yale.
Đối với vị tổng thống này, dấu hiệu xưa nay như thế của Hoa kỳ đều đi tới việc tái cử.
“Tôi không dám nói là ông ta có thể thua, nhưng thua hay không là tại ông ta mà thôi,” theo lời Behravesh của công ty Global Insight.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.