Hôm nay,  

Mỹ: Nhập Tăng, Xuất Giảm Mất Ưu Thế Trên Toàn Cầu

10/8/200600:00:00(View: 3045)

Washington.- Bài báo của ký giả Shobhana Chandra và Matthew Benjamin đăng trên International Herald Tribune đưa ra lời báo động: nền kinh tế Hoa Kỳ đang đánh mất vị trí ưu thế của nó trên toàn cầu.

Theo tác giả, Liên Âu, Nhật và các nền kinh tế nhanh nhạy khắp thế giới đang dứt bỏ dần sự lệ thuộc hàng hóa tiêu thụ của Hoa Kỳ. Nhu cầu của nền kinh tế Hoa Kỳ hiện đang xuống thấp đồng thời với sự đình trệ của thị trường nhà đất, tình trạng mà Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế gọi là nguyên nhân chính yếu sắp bùng phát nguy cơ suy thoái khắp toàn cầu.

Thị phần xuất cảng toàn cầu của người tiêu thụ và giới thương mãi Hoa Kỳ đã giảm thê thảm, từ 21.8% trong năm 2000 xuống còn 17.9% vào năm 2005 trong khi nhu cầu tiêu thụ không ngừng gia tăng ở Liên Âu, Nhật Bản và các thị trường nóng bỏng khác ở châu Á và Đông Âu.

Các nước xuất cảng ở Liên Âu và Á Châu đang chiếm một thị phần lớn dần thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại, trong khi Hoa Kỳ thì bó tay.

Liên Âu cho biết trong Tháng Chín đã ký kết các hợp đồng song phương với Trung Quốc và Nam Hàn. Trong Tháng Tám, Nhật Bản cũng đã ký với khối kinh tế 16 nước, gồm 10 nước Đông Nam Á, Hoa Lục, Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc và Tân Tây Lan.

Theo một công ty nghiên cứu đặt trụ sở tại Luân Đôn, Hoa Kỳ hiện vẫn duy trì tình trạng nhập cảng lớn nhất cho tới nay, đã mua 1.7 ngàn tỉ đô hàng hóa và dịch vụ của thế giới hồi năm rồi, gấp đôi số lượng hàng nhập cảng của nước Đức.

Cơn khủng hoảng kinh tế của Hoa Kỳ diễn ra hồi năm 2001 đã làm tê liệt hoạt động thương mại, tài chính của các nước khắp thế giới. Tỉ lệ hợp đồng kinh tế Đài Loan ký kết trong năm đó là 2.2%, kỷ lục tồi tệ nhất chưa từng có. Kinh tế Nhật, Singapore, Mã Lai và Thái Lan cũng bị tổn thất nặng nề. Suy thoái ở Á Căn Đình và Mễ Tây Cơ trầm trọng hơn trong khi nhịp độ tăng trưởng của Đức và Ý đều xuống dốc.

Nhưng nay trong khi kinh tế Hoa Kỳ chậm lại thì các nền kinh tế khác vẫn đang phát triển.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ hy vọng sẽ xuống ở mức 2.6% vào ba tháng cuối năm 2006 trong khi 3 tháng đầu năm là 5.6%, theo cuộc khảo sát của các nhà kinh tế của Bloomberg News. Tốc độ tăng trưởng sức tiêu thụ - tiêu biểu cho hơn 2/3 nền kinh tế Hoa Kỳ, sẽ giảm xuống còn 2.7% trong khi quý đầu năm nay đạt 4.8%.

Vùng sử dụng đồng euro trong năm nay tăng trưởng nhanh nhất từ năm 2000 trở lại đây, dẫn đầu là Đức, nước có nền kinh tế lớn nhất Liên Âu. Nhu cầu tiêu thụ nội địa ở Nhật đang phục hồi dần sau 7 năm giảm phát và kinh tế Hoa Lục cũng tăng trưởng với tỉ lệ nhanh nhất trong quý 2 năm nay trong hơn một thập niên nay.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trận lũ lụt vào giữa tháng Bảy năm 2021 đã giết chết hơn 180 người. Thứ Bảy tuần này (28.08), các nạn nhân được tưởng niệm tại Nhà thờ Aachen. Tổng thống Cộng Hòa Liên Bang Đức Steinmeier và Thủ tướng Merkel cũng có mặt ở đó.
Một nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ được huấn luyện đặc biệt đã bí mật giải cứu hàng trăm đặc nhiệm đồng minh khỏi Afghanistan – việc tình nguyện vì sợ những đồng minh đó nếu bị bỏ lại thì sẽ bị giết chết, theo một báo cáo cho hay qua bản tin của Báo New York Post tường thuật hôm Thứ Sáu, 27 tháng 8 năm 2021. Chiến dịch bí mật kéo dài cả tuần lễ qua được gọi là “Pineapple Express” đã được thực hiện bởi một nhóm các cựu chiến binh chọn lựa đặc biệt gồm các chỉ huy của Nhóm đặc nhiệm Green Berets và SEAL, theo Đài ABC News cho biết.
Bạch Ốc và Bộ Quốc Phòng đã cảnh báo có thể còn đổ máu nữa trước thời hạn chót sắp tới của Tổng Thống Joe Biden vào Thứ Ba để chấm dứt cuộc không vận và rút quân đội Mỹ. Vài ngày kế tiếp “sẽ là thời điểm nguy hiểm nhất của chúng ta từ trước tới nay” trong cuộc di tản, theo trưởng phòng báo chí Bạch Ốc Jen Psaki cho biết. Vụ nổ bom tự sát hôm Thứ Năm là một trong những ngày chết chóc nhiều nhất đối với quân đội Mỹ tại Afghanistan kể từ năm 2011.
Vào lúc 12 gìờ ngày 25.08.2021 tại toà thị chính thành Phố Moenchengladbach thuộc Tiểu bang Nordrhein-Westfalen (NRW) miền Đông tây nước Đức, một trong 16 tiểu bang đông dân cư nhất của Đức với gần 18 triêu dân, ông Nguyễn văn Rị đã nhận Huân Chương cao quý "Bundesversientskreuz" . 40 năm Hội nhập (từ 1981- 2021) Ông Vincent Nguyễn văn Rị và gia đình trở thành ngưởi Đức gốc Việt của Thành Phố Moenchengladbach (MG).
Trong một phát biểu đầy cảm xúc tại Bạch Ốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng vụ đổ máu mới nhất này sẽ không khiến cho Hoa Kỳ ra đi khỏi Afghanistan sớm hơn lịch trình đã định, và rằng ông đã ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ triển khai các kế hoạch không kích IS. “Chúng tôi sẽ không tha thứ. Chúng tôi sẽ không bỏ qua. Chúng tôi sẽ săn lùng các người và bắt các người phải trả giá,” theo Biden phát biểu.
Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Kabul đã khuyên các công dân Mỹ đang ở tại một số cổng vào phi trường “phải đi khỏi tức khắc,” nói rằng “nhiều mối đe dọa an ninh bên ngoài các cổng,” theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Tư, 25 tháng 8 năm 2021. CNN đã tường trình trước đây về “dòng đe dọa rất cụ thể” từ ISIS-K chống lại đám đông. Hoa Kỳ tin rằng ISIS-K, là kẻ thù của Taliban, muốn tạo ra náo loạn tại phi trường và có tin tình báo cho biết điều đó có thể và họ đang có kế hoạch thực hiện nhiều vụ tấn công, theo viên chức cho biết.
Nhóm này được lãnh đạo bởi nhân vật bí mật Haibatullah Akhundzada, một giáo sĩ Hồi Giáo ở độ tuổi 50 là người được bầu làm thủ lãnh sau khi Mỹ không kích giết chết người tiền nhiệm của ông vào năm 2016. Đến từ lãnh địa chính Spin Boldak của Taliban, tại tỉnh Kandahar ở miền nam Afghanistan, ông đã tham gia vào dân quân Hồi Giáo – hay thánh chiến Hồi Giáo – chống lại sự xâm lăng của Sô Viết vào thập niên 1980s, và được bổ nhiệm làm lãnh đạo các vấn đề thánh chiến vào năm 2001, theo người phát ngôn của Taliban là Zabiullah Mujahid.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố hôm Thứ Ba, 24 tháng 8 năm 2021, ông vẫn giữ hạn chót 31 tháng 8 cho việc hoàn tất di tản người Mỹ, người Afghan đối diện nguy hiểm và những người khác tìm cách trốn thoát Afghanistan do Taliban kiểm soát, theo bản tin của Hãng AP tường thuật hôm Thứ Ba. Quyết định này thách thức các nhà lãnh đạo đồng minh muốn có thêm thời gian cho di tản và mở ra sự chỉ trích Biden rằng ông đã chấp nhận đòi hỏi thời hạn chót của Taliban.
Ngũ Giác Đài nói rằng họ đã thêm căn cứ quân sự Hoa Kỳ thứ tư, tại New Jersey, vào 3 căn cứ khác – tại Virginia, Texas và Wisconsin – được chuẩn bị để tạm thời làm nơi ở cho những người Afghan mới đến. Thiếu Tướng Hank Williams, phó giám đốc phụ trách các hoạt động khu vực của Bộ Tham Mưu Liên Quân, đã nói với các phóng viên hiện có khoảng 1,200 người Afghans tại các căn cứ quân sự đó. 4 căn cứ này có sức chứa lên tới 25,000 người di tản. Những người Afghans di tản tiếp tục đến bên ngoài Phi Trường Quốc Tế Dulles của Thủ Đô Washington. Một xe buýt chở một số người mới đến từ phi trường Dulles tới nơi khác là một trong những trạm làm thủ tục trước khi họ tới những nơi ở mới tại Hoa Kỳ.
Ngũ Giác Đài tuyên bố hôm Chủ Nhật rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã ra lệnh cho chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Giao Thông Vận Tải Hoa Kỳ khởi động giai đoạn một của Đội Không Quân Dự Bị Dân Sự để giúp chở các công dân Mỹ, những người xin Visa Di Dân Đặc Biệt và những cá nhân dễ bị tổn hại khác ra khỏi Afghanistan. Chỉ thị của Austin sẽ kích hoạt 18 chuyến bay thương mại để giúp các nỗ lực di tản: 3 chuyến từ mỗi Hãng Hàng Không American Airlines, Atlas Air, Delta Air Lines và Omni Air; 2 chuyến từ Hãng Hàng Không Hawaiian Airlines; và 4 chuyến từ Hãng United Airlines.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.