Hôm nay,  

Nhiều Mục Sư Lo Sợ- VN Sắp Ra Bảng CPC

06/09/200600:00:00(Xem: 1733)

WASHINGTON -- Bản tin Reuters hôm 5-9-2006 loan tin rằng Hạ Viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về thương ước Mỹ-Việt trước khi TT Bush thăm VN vào giữa tháng 11, theo lời DB John Boehner, lãnh tụ đa số Hạ Viện.

Tuy nhiên, ông không nói rõ là Hạ Viện có sẽ chờ để tuyển cử ngày 7-11-2006 xong xuôi rồi mới bàn thương ước VN hay là sẽ bàn trứơc đó.

Như thế sẽ rất cận ngày, vì TT Bush sẽ tới VN các ngày 18-19 tháng 11-2006 để dự thượng đỉnh APEC.

Theo thương ước PNTR mà Mỹ giúp VN gia nhập WTO và cho bình thường quan hệ mậu dịch vĩnh viễn 2 nước, VN phaỉ mở thị trường cho Mỹ đưa thêm nông sản, hàng kỹ nghệ và dịch vụ như ngân hàng và viễn thông. Tuy nhiên, Mỹ phải buộc gỡ hạn ngạch về nhập cảng may dệt từ VN vì như thế vi phạm luật WTO.

Thượng Viện Mỹ có thể bở phiếu vào tháng này, cho dù Hạ Viện lưu lại tới tháng 11. Nhưng hai Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa -- Elizabeth Dole ở N. Carolina, và Lindsey Graham ở S. Carolina -- đe dọa ngăn cản thương ước nếu không có cách bảo vệ may dệt Mỹ.

Trong khi đó, Đại Sứ Mỹ về Tự Do Tôn Giáo John Hanford bày tỏ ý muốn xóa tên VN ra khỏi danh sách các nứơc đàn áp tôn giáo (CPC - các nước quan ngại đặc biệt)  vì cho là VN đã biết cởi mở với tôn giáo. Tin này loan trên trang web của các giaó hội Tin Lành crosswalk.com, và cũng kèm theo lời chỉ trích từ một số nhà hoạt động tôn giaó.

Hà Nội vừa trả tự do Mục Sư người Hmong Mã Văn Bảy nhân ngày lễ 2-9, và trứơc đó hai tuần thì Đaị Sứ Hanford đã tuyên bố sau khi viếng thăm VN các ngày 15-18 tháng 8-2006 rằng  tới lúc Mỹ tăng tốc gỡ bỏ VN ra khỏi sanh sách CPC và rằng, “Tới lúc VN cần tăng tiến trình đăng ký [các hội thánh] và các cam kết khác mà họ đã ghi trong các văn thư trao đổi với chúng ta, để chúng ta có thể có quyết định tích cực về h6 sơ CPC.”

Bản tin AFP ngày 18-8-2006 ghi rằng buổi họp giữa Hanford và các cán bộ CSVN diễn tiến tốt, và “Đại sứ quán Mỹ tại VN tìm cách gỡ tên VN ra khỏi CPC.”

Thông tấn Crosswalk  nói thực ra là chưa có hội thánh Tin Lành mới nào được đăng ký cấp toàn quốc kể từ khi có pháp lệnh tôn giáo. Các giới chức Hội Thánh Truyền Đạo Cơ Đốc (Christian Mission Church, CMC), bản doanh ở Đà Nẵng, đã nộp đơn đăng ký 3 năm trứơc và vài tháng sau đã được cán bộ hứa hẹn và bảo chờ luôn từ đó tới nay.

Các nhà truyền đạo CMC nói là họ thất vọng sau khi họp với các cán bộ Hà Nôị mới đây.

Nhiều hội thánh tại gia ở VN nói là họ sẵn sàng đăng ký nhưng phải chờ làm sáng tỏ thủ tục, và chờ xem nhà nứơc có thành khẩn chưa, giữa lúc nhiều hội thánh ở vùng xa của Tin Lành cứ bị gây khó dễ.

Mục Sư Eric Dooley, thuộc Liên Hữu Tân Sinh (New Life Fellowship, NLF), một hội thánh qúôc tế nói Anh Ngữ tại Sài Gòn, đã xin Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mở cửa lại nhà thờ của họ trong lá thư ngày 24-8. Nhà thờ này bị công an Quận 5 đóng cửa 1 năm trứơc không nêu l1y do sau 8 năm hoạt động suông sẻ. Vậy mà vẫn chưa trả lời, dù hội thánh NLF đang hoạt động ở cả Bắc Kinh, Thái Lan, Singapore... tự do.

Bản tin Crosswalk cũng ghi nhận bên cạnh Mục Sư Mã Văn Bảy, còn có tín hữu Tin Lành người Thượng Y Oal Nie được thả. Nhưng trong những người Thượng Tin Lành bị bắt và giam sau các cuộc biểu tình năm 2001 và 2004, thì vẫn còn danh sách 355 người Thượng còn bị giam.

Một số mục sư  giấu tên tại Sài Gòn lo ngại gỡ tên VN ra bảng CPC có thể sẽ khó mà cứu được người khác ra khỏi tù.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chảy nước mắt sau 2 tuần lễ dài, và theo sau cuộc chạy đua thảo luận thâu đêm Thứ Sáu, Sharma đã chính thức hóa thỏa thuận với việc đập búa. Ông tuyên bố bằng miệng tu chính theo yêu cầu của Ấn Độ, thay đổi văn bản để dùng chữ “giảm” than đá thay vì dùng chữ “loại bỏ” vì bị Ấn Độ chống đối. Thế giới cần cắt giảm tỉ lệ thải khí nhà kính ở mức 27 tỉ tấn khối một năm để hạn chế việc hâm nóng toàn cầu ở mức 1.5 độ C vào năm 2030, theo các dự đoán bởi Climate Action Tracker. Nhưng các cam kết hiện nay, gồm những điều đã đạt được tại COP26, chỉ đạt tới ¼ đường tới mức đó.
Hoa Kỳ nâng cao cảnh báo với các đồng minh Liên Âu rằng Nga có thể đang cân nhắc khả năng một cuộc xâm lăng Ukraine khi các căng thẳng bùng phát giữa Moscow và khối Liên Âu liên quan đế các di dân và các nguồn cung cấp năng lượng, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 11 tháng 11 năm 2021. Với việc Washington đang giám sát kỹ sự tăng cường các lực lượng Nga gần biên giới Ukraine, các viên chức Hoa Kỳ đã báo cáo các đối tác Liên Âu về các quan ngại của họ về khả năng một chiến dịch quân sự, theo nhiều người biết rõ về vấn đề này cho hay.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý thúc đẩy hợp tác chung về khí hậu trong vòng một thập niên tới, trong một tuyên bố gây ngạc nhiên tại thượng đỉnh khí hậu COP26 tại Glasgow, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021. 2 nhà thải khí CO2 lớn nhất thế giới đã cam kết hành động trong một tuyên bố chung. Tuyên bố nói rằng hai bên sẽ “nhắc lại cam kết vững chắc của họ để cùng nhau làm việt” để đạt mục tiêu nhiệt độ 1.5 độ C được đề ra trong Thỏa Thuận Paris vào năm 2015.
Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Thứ Năm, 11 tháng 11 năm 2021 (giờ New Zealand) đã cảnh báo chống lại việc để cho căng thẳng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương làm tái phát tâm lý Chiến Tranh Lạnh, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021 (giờ Mỹ). Phát biểu của ông Tập bên lề thượng đỉnh thường niên của diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) đến nhiều tuần sau khi Mỹ, Anh và Úc công bố liên minh an ninh mới trong vùng mà sẽ chứng kiến Úc xây dựng các tàu ngầm nguyên tử. TQ đã chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận này.
Trung Quốc đang dồn mọi nỗ lực cho một cuộc chiến tranh lớn với Mỹ mà có thể bùng nổ tại Biển Đông hay tại Đài Loan khi tham vọng của TQ đối với những nơi này ngày càng thúc bách họ phải hành động, mà cụ thể gần đây nhất là việc TQ lập ra hai khu trường bắn có hình dạng một chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ làm mục tiêu tấn công cho các thí nghiệm vũ khí hiện đại của họ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021.
Một xe vận tải chở dầu đã nổ gần thủ đô của Sierra Leone, giết chết ít nhất 98 người và làm bị thương nặng hàng chục người khác sau khi đám đông tụ tập để lấy xăng rò rỉ, theo các viên chức và nhân chứng cho biết hôm Thứ Bảy, 6 tháng 11 năm 2021 qua bản tin của Đài Truyền Hình ABC News tường thuật hôm Thứ Bảy. Vụ nổ đã xảy ra vào khuya Thứ Sáu khi xe tải chở thùng dầu đụng một xe tải khác lúc nó đổ dầu vào một trạm xăng gần một ngả tư đông đúc tại Wellington, nằm ở phía đông của thủ đô Freetown, theo Cơ Quan Quản Trị Thiên Tai Quốc Gia cho biết.
Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp ước dưới thời Tổng Thống Donald Trump, nhưng Washington đã nói rằng họ có thể xem xét việc nối lại. Chính phủ Biden cho biết họ sẽ tham dự cuộc họp tại Vienna, cùng với các nước ký kết còn lại gồm Anh, TQ, Pháp, Đức và Nga. Viết trên Twitter hôm Thứ Tư, Ông Kani nói rằng Iran đã “đồng ý bắt đầu các đàm phán nhằm gỡ bỏ các trừng phạt bất hợp pháp và vô nhân đạo vào ngày 29 tháng 11 tại Vienna.”
Nhân dự hội nghị biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Tô Cách Lan, lần đầu tiên kể từ khỉ nhậm chức, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp Thủ Tướng VN Phạm Minh Chính bên lề hội nghị này vào tối ngày 1 tháng 11, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin hôm 2 tháng 11 năm 2021.
Một tháng sau vụ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đụng vật lạ ở Biển Đông, Hoa kỳ đã điều máy bay chuyên phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ hạt nhân WC-135 Constant Phoenix tới Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 2 tháng 11 năm 2021.
Một nhóm các nhà lãnh đạo tại Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu Của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP26) ký thỏa thuận lớn lần đầu tiên của hội nghị biến đổi khí hậu vào Thứ Ba, 1 tháng 11 năm 2021, khi họ hứa chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, theo bản tin của BBC Tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 11 năm 2021. Những nước ký vào thỏa thuận tại Glasgow gồm Ba Tây, nơi phần lớn rừng già Amazon đã bị phá sạch và các nước Nga, Ba Tây, Gia Nã Đại và Nam Dương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.