Hôm nay,  

Lương Giảm Vì Toàn Cầu Hóa; Việc Làm Mỹ Vượt Biên Thêm

01/06/200300:00:00(Xem: 4371)
NEW YORK - Tiền lương đang teo lại chính là một sự thực mới đối với đa số dân Mỹ. Thị truờng toàn cầu và kinh tế yếu đang ảnh hưởng việc làm của chúng ta như thế nào - và chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền .
Cách đây bốn năm, anh Tod Raphaely lên cao như diều gặp gió khi được phong chức giám đốc thương mại Tây Âu cho công ty điện tử Raltron Electronics với số lương 115 ngàn Mỹ kim một năm. Năm nay đã 43 tuổi, nhưng Tod vẫn còn lạc quan sau khi chiếc bong bóng chứng khoán hi-tech đã xì hơi và được chuyển sang làm tại một trụ sở ở Miami, chuyên lo về chế xuất các linh kiện computer và điện thoại di động. Hai vợ chồng anh mua được một căn nhà Condo và tân trang lại gian bếp. Mặc dầu anh Tod với mấy người làm cùng sở đã bị bớt lương 10% trong mùa thu năm 2001 , sang xuân lại bị bớt 10%, nhưng anh vẫn hy vọng là mọi việc sẽ khá hơn và vẫn tiếp tục lê lết với công việc làm. Mùa thu năm ngoái lương anh Raphaely lại bị cắt đi lần thứ ba, lãnh một năm 70 ngàn chẵn và lại còn nhận thêm các trách nhiệm khác. Anh và bà vợ Wendy đã phải cắt xén sự chi tiêu trong gia đính, nhưng cái nợ thẻ tín dụng lại cứ vọt lên, khiến anh lo sợ. Anh tự an ủi, dầu sao gia đình anh vẫn còn có được cái paycheck đều đều.
Cả nước Mỹ, ai cũng biết về sự thất nghiệp. Nhưng có hàng triệu dân Mỹ đang đi làm hiện nay đang gặp phải vấn đề chưa từng thấy, còn có cái rắc rối nào hơn : đồng luơng đang bị teo lại. Một số người đi làm như anh Tod phải cắn răng lại để chịu nhận sự cắt bớt lương. Một số người khác bị mất việc ngay giữa thời buổi khó kiếm được việc làm như ngày nay để làm công việc mới, có đồng lương sa sút hơn nhiều; trong số những người này phải nhận công việc "on call" (chờ điện thoại gọi đi làm khi có việc) và bóp bụng để trả tiền hàng tháng cho chiếc điện thoại di động trực sẵn việc gọi tới sở làm. Còn số công nhân khác của những hãng lớn như AT & T, Boise Cascade và khách sạn Starwood phải chấp nhận việc không lên lương khi chỉ số giá cả tăng lên và số tiền hồi tố bị giảm đi. Cảnh đau thương này chưa hết, các công ty trên khắp Hoa kỳ lại còn cho giảm tiền bồi dưỡng và tiền làm giờ phụ trội, quyền lợi hưởng về y tế và hồi hưu cũng đang mất dần đi.
Con số người thất nghiệp thực nghiêm trọng. Kể từ tháng giêng, có 500 ngàn công nhân Mỹ bị thải hồi, người kiếm được việc làm trong 19 năm nay trung bình phải mất tới gần năm tháng, thời gian gấp hai lần thời gian hưởng tiền bồi thường về việc cho dãn việc. Theo các công ty Challenger, Gray & Christmas, nơi được các công ty sa thải mướn để hướng dẫn những công nhân bị thải hồi về cách tìm việc làm, chỉ có 17 % trong số công nhân bị dãn việc kiếm được việc làm, nhưng đồng lương rất thấp kém. Vấn đề đồng lương do các công ty trả khá gay go, bởi vì Bộ Lao Động thông báo trong ba tháng đầu của năm 2003, những đồng lương trả vào giữa tuần phải tăng 1,5% để bù vào giá sinh hoạt hàng ngày. Đồng lương kém có phần nào được giải thích theo Hội đồng của Quỹ dự trữ Liên bang công khai dè dặt về nạn giảm lạm phát, giá cả xoáy đi xuống làm khựng nền kinh tế, các khoản nợ càng khó được hoàn lại và làm cho giới tiêu thụ chờ cho lúc giá cả xuống thấp hơn nữa. Việc bàn thảo về giảm lạm phát đã làm giới tiêu thụ và giới sản xuất bỏ tiền ra mua hàng đã sụt xuống hồi tháng tư, theo như các giới chức liên hệ đã tường trình trong tuần vừa qua.
Kinh tế đi lên chỉ đoán tạm ra được phần nào sau vụ internet bốc hơi và kinh tế suy thoái. Lạm phát gốc chính thức là 1,5% (ngoại trừ thực phẩm và năng lượng), làm cho công nhân hầm hè với loại chủ nhân keo kiệt - nhất là vào cái thời buổi lãi xuất tài trợ để mua xe hơi và mua nhà là 0% đã giảm xuống thấp lần nữa trong tuần qua. Sau khi chiến tranh Iraq chấm dứt, giá năng lượng giảm hẳn xuống, khiến cho giới tiêu thụ giữ thêm những gì mà họ kiếm được. Nhưng có cái lo thường xuyên là đồng lương có khuynh hướng đi xuống, khi các công ty đều lo thủ bằng lối bù trừ để có thể cạnh tranh theo khuynh hướng kinh tế toàn cầu, chỉ có chi phí thấp mới còn làm ăn được. Các quí vị không muốn nghe thấy cái mặt trái của sự thực, tăng trưởng kinh tế bắt kịp, chắc chắn là phải kịp, nhưng Washington không có cách nào để biểu các chủ nhân phải cho lên lương.
Trong thời gian kế, áp lực về giá phí còn căng thẳng hơn thế, các công ty đã hờm sẵn, theo các chuyên gia về kinh doanh cho biết. Các công ty này sẽ đẩy việc làm của công ty cho nước ngoài thầu (outsourcing) những công việc của các thầy và các thợ đang nằm trong thị trường lao động có giá rẻ hơn. Các công ty này có kế hoạch trả lương theo năng tính, chỉ còn lại công nhân giỏi tay nghề đứng đầu trong mỗi bậc lương. Các công ty này lại còn gán chi phí bịnh hoạn và khoản tiền hưu đóng để cho công nhân trả, đặc biệt trong nền công nghiệp nặng và công nghiệp thép.
Không chỉ những công nhân làm việc tại các cơ xưởng, những công nhân nằm trong công nghiệp cao kỹ cũng đang lãnh phải cái u này.
Nhưng tính chung, các ông tổng giám đốc (CEO) Hoa Kỳ thì đồng lương lại tăng 15%, theo như Equitar, một công ty chuyên nghiên cứu về tiền thù lao hay bồi dưỡng cho các danh giám đốc. Lương của giám đốc thường cao gấp 400 lần lương công nhân hạng trung, theo như đăng trên tạp chí Journal of Economic. Không có công ty nào như AMR, công ty mẹ của American Airlines, ngoài đồng lương chênh lệch táo tợn, các giám đốc còn đòi có cam kết về tiền hưu và các bổng lộc.
Không tăng lương hay cho đóng băng đồng lương lại là một sự cần thiết để cạnh tranh có hữu hiệu, nhưng những đồng lương này lan rộng toàn diện nền kinh tế, nó sẽ có vấn đề.
Áp lực về đồng lương và nạn giảm phát thường đi đôi với nhau, theo lời của ông Laurence Meyer, một kinh tế gia từng là thành viên của Hội đồng Thống đốc của Liên bang. "Khi kinh tế trì trệ, nó tạo áp lực vào các đồng lương, kế đó chuyển sang giá cả hàng hóa và dịch vụ."

Giải pháp do Tổng thống Bush đề nghị chính là cắt giảm thuế phần lớn cho dân Hoa kỳ có lợi tức cao nhất. Tổng thống lý giải, trên mặt tâm lý về suy thoái đã khiến nhiều công ty cho cắt giảm chi phí và hạ thấp đồng lương sẽ dịu đi khi nền kinh tế sống trở lại. "Khi mức cầu lên, đồng lương đi lên theo," theo như lời ông Bush. Khi kinh tế tiến tới, chắc chắn còn đi nhanh hơn sẽ giúp tăng thêm việc làm và làm đồng lương ổn định. Nhưng thực tế đồng lương sẽ không nhẩy lên nhanh. Thế giới đã thay đổi, không như ngày trước. Kỹ thuật và tay nghề phổ biến rộng rãi, lại thêm cách truyền thông bằng Internet và những phương tiện gửi giá rẻ, có nghĩa là Hoa kỳ ngày nay phải cạnh tranh với nước ngoài một cách thê thảm chưa từng thấy. Chính vì vấn đề này mà đồng lương bị hạ thấp.
Xí nghiệp Buck Knives nhỏ hơn, các công nhân của xí nghiệp này đang chịu áp lực về lương bổng trước giá cả và tiền lương của nước ngoài. Công ty Buck Knive là một công ty chế tạo dao tại El Cajon, Cali., công ty này đã dùng nguồn lực sản xuất tại Á châu cách đây bốn năm. Việc này cũng không phải là một quyết định dễ dàng. Phần lớn những người mua dao đặc biệt có cán mầu đen để lọc da hươu và đánh vẩy cá đã không hài lòng về con dao được rèn tại nước ngoài. Nhưng chủ tịch Chuck Buck của công ty giải thích rằng "Chúng tôi bị áp lực của các đại lý là phải làm sao cho hạ thấp giá dao xuống. Giá dao lóc thịt của chúng tôi là 26 Mỹ kim, trong khi giá dao của nước ngoài chỉ bán có 14 Mỹ kim". Vì thế hãng Buck đã phải dùng nguồn lực sản xuất tại nước ngoài, cho nghỉ 290 công nhân để giảm giá cho một số sản phẩm của công ty. Ông Buck cho dời côngty về Post Falls, Idaho để giảm được tiền chi cho nhà đất, năng luợng , thuế khoá và tiền luơng cho công nhân. Ông Buck có kế hoạch chi trả lương công nhân trung bình ít hơn 30% và đang tính mang công việc làm ở nước ngoài trở lại Hoa kỳ.
Thực quá dễ dàng để cho các công ty Hoa kỳ khai thác nguồn lực tại nước ngoài không chỉ như hãng chế dao mà còn các hãng như chuyên về nhu liệu hay khai thác tài chánh (Financial Research). Các công ty dịch vụ tài chánh tại Hoa kỳ cho biết họ đang chờ chuyển 500 ngàn công việc làm hay 8% nhân dụng của Hoa kỳ ra nước ngoài trong 5 năm tới, theo như nhà tư vấn A.T. Kearney về quản trị cho biết. Tại sao như thế " Một nhân viên phục vụ khách hàng (customer service) qua điện thoại tại Hoa kỳ lãnh 20 ngàn Mỹ kim/năm, nhưng tại Ấn độ cũng lại nhân viên này lãnh có 2500 Mỹ kim. Chí phí đuờng cáp điện thoại nuớc ngoài đã giảm 80% kể từ năm 1999. Tại đầu cao hơn, một nhân viên khai thác tài chánh có vài năm kinh nghiệm của Wall Street lãnh 250 ngàn Mỹ kim/năm, theo như so với tại Ấn độ chỉ trả có 20 ngàn Mỹ kim. Kiểu tiết kiệm được tiền này sẽ giúp cho nền công nghiệp tài chánh của Hoa kỳ cắt bớt chi phí hàng năm 30 tỷ Mỹ kim vào năm 2008, theo lời của A.T. Kearney.
Các công ty cao kỹ của Hoa kỳ cũng đã đưa cả đốngviệc làm ra nước ngoài. Các công ty này đang trả cho các xí nghiệp nước ngoài 10 tỷ kim hàng năm để chuyên việc nhập, phân tích các dữ liệu, phục vụ khách hàng và làm thảo chương đang tiết kiệm cho các công ty này gấp mấy mươi lần, nếu như các ông việc này được làm tại Hoa kỳ, theo lời của Andrew Dailey, đối tác của JetStream Group, một công ty tư vấn tại San Francisco. "Theo cung cách này không lâu, nó sẽ xẩy ra nạn giảm phát tiền lương đối với những người làm cùng các công việc này tại Hoa kỳ," theo lời của Bill Tai, đối tác của công ty đầu tư Charles River Venture.
Chiếu theo khuynh hướng của bản chất cho chuyển công việc làm ra nước ngoài, người ta thấy các chủ nhân ông đang có cái quan niệm như thế nào. Theo lối suy tính khi xưa, công nhân là một khoản đầu tư,cũng như đất đai hay cơ xưởng, theo lời của Robert Reich, cựu tổng thư ký Lao động Hoa kỳ và hiện nay là giáo sư của đại học Brandeis University. Thêm nhân công là một thứ chi quan trọng, bớt nhân công đi là một quyết định không cần phải suy xét như ngày xưa. Ngày nay họ cũng như các quặng đồng hay các kiện bông gòn, hoặc con bọ nhớ của computer, hầu hết các công nhân bị coi như là các tiện ích cho tồn kho hay bỏ ra ngoài tuỳ theo công việc làm ăn có đương nổi hay không. Kỹ thuật lại còn cho phép dùng ít người hơn để cáng đáng đủ mọi công việc, kỹ thuật còn giúp để đào luyện tay nghề nhanh hơn ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì thế kinh nghiệm và vấn đề đầu tư này các công ty không để ý tới mấy, công ty có thể đào luyện.
Không còn có cái gì là tự động cả
Việc lên luơng tự động hàng năm không còn nữa, theo lời giám đốc Tom Allen "Khi anh tỏ cho tôi thấy rằng anh có năng xuất khá hơn và phục vụ mức cao hơn, lương sẽ do dó mà tăng lên. Nhưng không có nghĩa là lương của anh sẽ tự động được tăng lên." Trong hai năm qua, giám đốc Allen đã phạt cắt lương 10% của mọi người trong ban giám đốc có lương trên 35 ngàn Mỹ kim một năm, sau đó hoàn lại và kế đó lại phạt lần nữa.
Trả lương theo khả năng làm việc phần lớn dựa vào hứng khởi, vì chủ quan, vì tài đức mà cho lên luơng. Hiện nay Allen có kế hoạch thăng thưởng nhân viên khi đạt được các mục tiêu về sản xuất, về bán hàng và về việc tự trau dồi bản thân. Khuynh hướng này không hẳn xấu đối với công nhân nếu như chủ nhân cần phải cạnh tranh và có khả năng để chi trả lương thêm, nếu như khuynh hướng này thăng thưởng công nhân một cách đúng đắn vì hiệu năng và sáng kiến. Công ty Kinko, các nhân viên ở tất cả 1085 cửa tiệm Kinko đang dự chương trình khích lệ bằng lợi lộc. Số thưởng bằng tiền mặt của công ty này cao hơn đồng lương căn bản 13% được chi trả hàng tháng. Chương trình này khiến cho mọi công nhân chăm chú vào từng đồng cắc liên hệ tới lợi nhuận và tiền bồi dưỡng.
Càng ngày càng có nhiều nghiệp đoàn chấp nhận việc trả lương theo tỷ lệ cố định với ý để giữ được công việc làm cho đoàn viên của nghiệp đoàn.
Xã hội Hoa kỳ có cái gì có thể đỡ được đồng lương đang bị soi mòn " Giải pháp hay nhất là việc đầu tư vào giáo dục công, theo lời của cựu Bộ Trưởng Lao động Reich. Lực lượng công nhân Hoa kỳ phải có một bước đi trước phần còn lại trên thế giới để có thể có nhiều dân Hoa kỳ được cải thiện và có thêm được giá trị về sản xuất. Nghĩa là giữ chắc công việc làm trong nước và các đồng lương đi lên. Nhưng đó chỉ là mục tiêu đề đi tới. Khi dân trong nước còn phải làm việc ít (vì việc làm chạy ra hải ngoại), thì đồng lương trong nước sẽ vẫn còn bị áp lực kể cả khi nền kinh tế hồi phục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.