Hôm nay,  

Asean Đòi Mỹ Chú Ý Hơn Tới Quan Hệ Với Á Châu

7/29/200100:00:00(View: 4706)
HONGKONG (Herald Tribune) - Á châu đang thấp thỏm vì Á châu nhận thấy rằng sự lo âu không được Hoa Kỳ chú ý.

Hoa kỳ không thấy nỗi lo âu của Á châu. Cả hai phía nên chú ý tới vấn đề này khi Ngoại trưởng Colin Powell viếng thăm vùng Châu Á-Thái Bình Dương tuần này. Sự lơ là sẽ mang lại rắc rối cho những chính sách hổ tương và gia tăng sự rạn nứt. Các nước Á châu tuy không cùng quan điểm, nhưng ấn tượng về cuộc viếng thăm 3 tuần của ngoại trưởng Powell, cho thấy Hoa kỳ và Á châu không cùng một nhịp bước.

Châu Á đang đương đầu với những sự thử thách. Họ muốn Hoa Kỳ phải thay đổi chính sách và giải quyết những vấn đề đang có thực, không phải tưởng tượng.

Một trong những vấn đề thực tế là sự giúp đỡ Nam Dương. Như một phân tách gia Nhật bản đã nói Hoa kỳ có nhiều thời gian để đối phó với Trung Quốc nhưng "với Nam Dương, phải giải quyết ngay bây giờ".

Những nước láng giềng với Nam Dương lo sợ rằng những người Nam Dương tị nạn sẽ tràn sang nước họ. Á châu cho rằng Hoa Kỳ đã không màng đến việc Nam Dương có thể bị sụp đổ, nhưng lại quá quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Nhưng Á châu có rất ít đề nghị thích hợp cho vai trò của Hoa Kỳ trong trường hợp Nam Dương xụp đổ.

Nam Dương như là cái neo của Hiệp Hội Các Nước Á châu (ASEAN) đang nhóm họp tại Hà nội tuần này. Á châu lo ngại rằng nếu cái neo không chắc, con thuyền ASEAN có thể bị trôi dạt đi nơi khác.

Mức độ tự tin của ASEAN hiện rất thấp. Sự gia nhập mới đây của Miến Điện, Lào, Cam Bốt và Việt Nam chẳng giúp được gì. Tân Gia Ba, một trong những nước sáng lập ra ASEA, đã tuyên bố công khai cần phải đẩy các nước Đông Nam Á trên lãnh vực tăng trưởng về kinh tế và đầu tư.

Mặc dù không một quốc gia Á châu nào đổ lỗi cho Hoa Kỳ về những rắc rối tại Á Châu, nhưng có nhiều than phiền là Hoa Kỳ thiếu sự quan tâm tới Á châu. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Tân Gia Ba Goh Chok Tong, ông đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ đặt trọng điểm nhiều hơn tới Á châu. Tuy thế, những gì Tân Gia Ba muốn Hoa kỳ nên làm và có thể làm không được rõ ràng.

Á châu rất hồi hộp bởi quan hệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Những quốc gia trong vùng không muốn phải lâm vào cảnh phải chọn lựa giữa hai cường quốc. Không một quốc gia nào muốn nền kinh tế bị xáo trộn vì sự căng thẳng trầm trọng. Ngay cả đồng minh của Hoa kỳ cho rằng sự căng thẳng Hoa Kỳ-Trung Quốc không hoàn toàn lỗi tại Bắc kinh. Một số khác đổ lỗi cho việc Hoa Kỳ tiến hành việc xây dựng lá chắn tên lửa, cùng việc củng cố mối quan hệ với Nhật bản.

Á châu biết rõ vấn đề của họ nhưng mù mờ về cách giải quyết, ngay cả về vai trò của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ dường như chắc chắn về sự đối diện với sự đe doạ của Trung Quốc và biết cách chống trả, nhưng Hoa Kỳ lại thiếu sự quan tâm đôí với khoảng cách với Á Châu. Điều này rất nguy hiểm cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Á Châu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm Chủ Nhật, 16 tháng 8 năm 2020 để đòi hỏi cải tổ chính trị. Những người biểu tình muốn sửa đổi hiến pháp và cũng kêu gọi cải tổ chế độ quân chủ -- một chủ đề nhạy cảm tại Thái Lan.
Hàng không mẫu hạm Hải Quân Hoa Kỳ tập trận trên Biển Đông hôm Thứ Sáu, 14 tháng 8 năm 2020, theo Hải Quân Hoa Kỳ cho biết trong một thông báo, theo báo aljazeera.com tường trình.
Hàng chục ngàn công nhân hãng xưởng, phụ nữ cầm hoa trắng và bong bóng và giới trẻ biểu tình tràn ngập các đường phố của các thành phố khắp Belarus, gồm thủ đô Minsk, qua ngày thứ năm liên tục tính tới Thứ Sáu, 14 tháng 8 năm 2020, theo bản tin của NBC News cho biết.
Thị trưởng Michael Mueller (SPD) với nhà xuất bản Friede Springer tại đài tưởng niệm Peter Fechter ở Zimmerstrasse. Ở đó, nhiều người đã tưởng niệm việc xây dựng Bức tường Berlin cách đây 59 năm. Xếp SED Walter Ulbricht đã đi vào lịch sử với tư cách là “người xây tường”. Dưới sự lãnh đạo của Ulbricht, bức tường thành ngăn cách được dựng lên từ ngày 13 tháng 8 năm 1961. Lịch sử và Nạn nhân không nên rơi vào quên lãng.
Nam Hàn đã xác nhận kế hoạch bắt đầu xây dựng hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ vào năm tới giữa lúc các căng thẳng lên cao trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và TQ và vấn nạn về tham vọng nguyên tử của Bắc Hàn vẫn chưa được giải quyết.
Tổng Thống Trump hôm Thứ Năm, 13 tháng 8 năm 2020 tuyên bố điều mà ông gọi là một “Thỏa Thuận Hòa Bình Lịch Sử” giữa Do Thái và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, nói rằng họ đã đồng ý “bình thường hóa toàn diện các quan hệ,” theo bản tin Fox News cho biết.
Hồng Kông đã đình chỉ các thỏa thuận dẫn độ với Đức và Pháp. Chính quyền Hồng Kông hôm thứ Tư thông báo rằng hai nước đã "chính trị hóa hợp tác pháp lý" và do đó làm hỏng cơ sở hợp tác trong lĩnh vực này. Vì luật an ninh gây tranh cãi đối với Đặc khu hành chính China, hai quốc gia EU Đức và Pháp trước đó đã hoãn lại các thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông.
Chính quyền bị bao vây của Lebanon đã từ chức, một tuần sau vụ nổ long trời lở đất phá hủy hải cảng Beirut, với thủ tướng, Hassan Diab, cho rằng tai họa là kết quả của tham nhũng đặc hữu, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm Thứ Hai, 10 tháng 8 năm 2020.
Hôm Thứ Hai, 10 tháng 8 năm 2020 TQ đã đưa ra các trừng phạt đối với 11 người Mỹ, gồm các nhà lập pháp Hoa Kỳ, vì “hành xử xấu đối với các vấn đề liên quan Hong Kong,” theo CNN cho biết.
Quyết định không phải là một quyết định dễ dàng đối với các nhà lãnh đạo SPD. Tuy nhiên bây giờ nó đến sớm một cách đáng ngạc nhiên: một đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), người có lúc đã bị xóa sổ, trở thành ứng cử viên cho chức Thủ tướng Đức của đảng SPD.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.