Hôm nay,  

Asean Đòi Mỹ Chú Ý Hơn Tới Quan Hệ Với Á Châu

29/07/200100:00:00(Xem: 4680)
HONGKONG (Herald Tribune) - Á châu đang thấp thỏm vì Á châu nhận thấy rằng sự lo âu không được Hoa Kỳ chú ý.

Hoa kỳ không thấy nỗi lo âu của Á châu. Cả hai phía nên chú ý tới vấn đề này khi Ngoại trưởng Colin Powell viếng thăm vùng Châu Á-Thái Bình Dương tuần này. Sự lơ là sẽ mang lại rắc rối cho những chính sách hổ tương và gia tăng sự rạn nứt. Các nước Á châu tuy không cùng quan điểm, nhưng ấn tượng về cuộc viếng thăm 3 tuần của ngoại trưởng Powell, cho thấy Hoa kỳ và Á châu không cùng một nhịp bước.

Châu Á đang đương đầu với những sự thử thách. Họ muốn Hoa Kỳ phải thay đổi chính sách và giải quyết những vấn đề đang có thực, không phải tưởng tượng.

Một trong những vấn đề thực tế là sự giúp đỡ Nam Dương. Như một phân tách gia Nhật bản đã nói Hoa kỳ có nhiều thời gian để đối phó với Trung Quốc nhưng "với Nam Dương, phải giải quyết ngay bây giờ".

Những nước láng giềng với Nam Dương lo sợ rằng những người Nam Dương tị nạn sẽ tràn sang nước họ. Á châu cho rằng Hoa Kỳ đã không màng đến việc Nam Dương có thể bị sụp đổ, nhưng lại quá quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Nhưng Á châu có rất ít đề nghị thích hợp cho vai trò của Hoa Kỳ trong trường hợp Nam Dương xụp đổ.

Nam Dương như là cái neo của Hiệp Hội Các Nước Á châu (ASEAN) đang nhóm họp tại Hà nội tuần này. Á châu lo ngại rằng nếu cái neo không chắc, con thuyền ASEAN có thể bị trôi dạt đi nơi khác.

Mức độ tự tin của ASEAN hiện rất thấp. Sự gia nhập mới đây của Miến Điện, Lào, Cam Bốt và Việt Nam chẳng giúp được gì. Tân Gia Ba, một trong những nước sáng lập ra ASEA, đã tuyên bố công khai cần phải đẩy các nước Đông Nam Á trên lãnh vực tăng trưởng về kinh tế và đầu tư.

Mặc dù không một quốc gia Á châu nào đổ lỗi cho Hoa Kỳ về những rắc rối tại Á Châu, nhưng có nhiều than phiền là Hoa Kỳ thiếu sự quan tâm tới Á châu. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Tân Gia Ba Goh Chok Tong, ông đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ đặt trọng điểm nhiều hơn tới Á châu. Tuy thế, những gì Tân Gia Ba muốn Hoa kỳ nên làm và có thể làm không được rõ ràng.

Á châu rất hồi hộp bởi quan hệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Những quốc gia trong vùng không muốn phải lâm vào cảnh phải chọn lựa giữa hai cường quốc. Không một quốc gia nào muốn nền kinh tế bị xáo trộn vì sự căng thẳng trầm trọng. Ngay cả đồng minh của Hoa kỳ cho rằng sự căng thẳng Hoa Kỳ-Trung Quốc không hoàn toàn lỗi tại Bắc kinh. Một số khác đổ lỗi cho việc Hoa Kỳ tiến hành việc xây dựng lá chắn tên lửa, cùng việc củng cố mối quan hệ với Nhật bản.

Á châu biết rõ vấn đề của họ nhưng mù mờ về cách giải quyết, ngay cả về vai trò của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ dường như chắc chắn về sự đối diện với sự đe doạ của Trung Quốc và biết cách chống trả, nhưng Hoa Kỳ lại thiếu sự quan tâm đôí với khoảng cách với Á Châu. Điều này rất nguy hiểm cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Á Châu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thuốc chích ngừa vi khuẩn corona được chế tạo bởi Oxford/AstraZeneca là an toàn và đủ hiệu quả để sử dụng cho người lớn trên 18 tuổi, theo Cơ Quan Thuốc Châu Au tuyên bố hôm Thứ Sáu, 29 tháng 1 năm 2021 qua bản tin của báo Politico tường thuật hôm Thứ Sáu.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã ký thành luật hôm Thứ Sáu chuẩn thuận sự gia hạn của Hiệp Ước Mới START, hiệp ước kiểm soát vũ khí chính yếu với Hoa Kỳ, một tuần trước khi nó hết hạn, theo Điện Kremlin cho biết trong một tuyên bố qua bản tin của CNN hôm Thứ Sáu, 29 tháng 1 năm 2021.
Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Phi Luật Tân chống lại các cuộc tấn công tại Biển Đông, theo Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói với người đồng nhiệm của ông tại thủ đô Manila, theo bản tin của Newsweek tường trình hôm Thứ Năm, 28 tháng 1 năm 2021.
Trung Quốc đã và đang thực hiện nhiều chiêu thức nổi bật có, âm thầm có trong âm mưu thôn tính Biển Đông của họ, mà cụ thể nhất là việc TQ tiếp tục xây dựng các khu nhà ở cho người dân tại Đảo Phú Lâm trên Quần Đảo Hoàng Sa, nơi có nhiều tranh chấp với Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 28 tháng 1 năm 2021.
Một hạm đội Hoa Kỳ được dẫn đường bởi Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt đã đi vào Biển Đông để khuyến khích “tự do hàng hải,” theo quân đội Hoa Kỳ cho biết hôm Chủ Nhật, 24 tháng 1 năm 2021, vào lúc nhiều căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan làm gia tăng quan ngại tại Washington, theo bản tin NBC News cho biết hôm Chủ Nhật.
Tổng Thống Joe Biden lần đầu tiên gọi điện thoại cho các lãnh đạo ngoại quốc tới Thủ Tướng Canada Justin Trudeau và Tổng Thống Mexico Andrés Manuel López Obrador vào một thời điểm căng thẳng đối với mối quan hệ của Hoa Kỳ với các lân bang Bắc Mỹ, theo trang mạng của báo Startribune.com cho biết hôm Thứ Bảy, 23 tháng 1 năm 2021.
Hàng chục ngàn người Nga đã tràn ra các đường phố để biểu tình hôm Thứ Bảy, 23 tháng 1 năm 2021, để đòi hỏi thả lãnh đạo đối lập bị bỏ tù Alexei Navalny, bất chấp mối đe dọa bị bắt hàng loạt trong sự kiện được dự đoán là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất chống lại Điện Kremlin trong nhiều năm qua, theo NPR tường thuật hôm Thứ Bảy.
Trung Quốc leo thang căng thẳng tại Biển Đông khi lần đầu tiên ra luật cho phép cảnh sát biểu của nước họ có quyền bắn vào các tàu nước ngoài, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết trong bản tin phát về VN hôm 23 tháng 1 năm 2021.
Là người quan tâm sâu xa tới khủng hoảng sinh thái trên mặt địa cầu của chúng ta, tôi rất hoan hỷ rằng ngài đang nâng cao vấn đề biến đổi khí hậu thành ưu tiên cao nhất của ngài và rằng Hoa Kỳ đang tham gia trở lại Hiệp Ước Khí Hậu Paris. Hâm nóng toàn cầu là mối đe đọa khẩn cấp đối với toàn thế giới và đối với sự sống còn của chủng loại của chúng ta.
Người chỉ trích Điện Kremlin hàng đầu của Nga là Alexey Navalny, đã bị bắt bởi công an tại Moscow hôm Chủ Nhật, 17 tháng 1 năm 2021, ngay sau khi ông này trở lại đất nước Nga và 5 tháng sau khi ông bị đầu độc với chất độc thần kinh Novichok, theo bản tin của CNN cho biết hôm Chủ Nhật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.