Hôm nay,  

1 Db Mỹ Chống Mậu Dịch Với Vn Vì Chỉ Củng Cố Cho Cs

6/26/199900:00:00(View: 5838)
WASHINGTON (VB) — Nên ưu đãi mậu dịch cho Việt Nam hay không" Cuộc điều trần hôm 17.6.1999 trước Ủy Ban Đường Hướng và Phương Tiện Hạ Viện đã đưa ra các lý luận khác nhau về việc nên thuận hay chống việc bãi miễn tu chính án Jackson-Vanik (J-V) cho Việt Nam.
Dân Biểu Dana Rohrabacher — một dân biểu Cộng Hòa, đại diện Huntington Beach, Quận Cam, California — đã đọc bài diễn văn trong buổi điều trần, cho rằng không có gì phi lý hơn là cứ ưu đãi mậu dịch một chế độ cộng sản độc tài bằng tiền thuế của dân Hoa Kỳ.
DB Rohrabacher giải thích như sau, “Đã một năm kể từ khi TT Clinton ban lệnh bãi miễn áp dụng tu chính J-V cho VN. Nghị Quyết Chung Hạ Viện HJR 58 mà tôi bảo trợ chống lại việc kéo dài lệnh bãi miễn này.
“Trong năm ngoái, thay vì mở cửa thêm cho nền kinh tế quốc doanh trì trệ, chế độ CSVN đã xiết thêm các quyền dân sự, quyền tôn giáo và quyền tự do ngôn luận. Không có bước tiến nào về cuộc tuyển cử công bằng hay tự do tại VN, cũng không có bước tiến nào về việc thiết lập một hệ thống pháp lý độc lập. Thay vì thực hiện cải tổ kinh tế, việc quản trị sai lầm kiểu CS, tham nhũng và việc công ty quốc doanh chủ đạo đã làm thất vọng hầu hết giới đầu tư, những người mới trước đó còn lạc quan.
“Thực sựm các doanh gia quốc tế được thăm dò bởi Political and Economic Risk Survey ở Hồng Kông đã đánh giá VN là nước căng thẳng nhất ở Á Châu cho ngoại kiều bởi vì hệ thống quan liêu cứng nhắc. Bản thăm dò này ghi nhận nhiều nhà đầu tư bỏ chạy bởi vì thấy làm ăn ở VN không đáng với công bỏ ra.

“Bản nghiên cứu mới đây của Phòng Tổng Kế Toán Hoa Kỳ (GAO) kết luận rằng bởi vì tham nhũng và bí mật kiểu CS, nên không có phương tiện độc lập nào để minh xác các thống kê tài chính và kinh tế thực sự tại VN... Tu Chính J-V nhằm cải tiến việc di trú và nhân quyền ở các nước CS hay phát xít. Việc bãi miễn J-V sẽ cho các hãng Mỹ hưởng chương trình tài trợ mậu dịch bằng tiền công quỹ Hoa Kỳ thí dụ như tiền của nha 2băng Export-Import Bank và OPIC. Các vị đồng bảo trợ nghị quyết, Chris Smith và Loretta Sanchez, sẽ tập trung vào các lạm dụng tiếp diễn và việc tham nhũng đang từ chối việc di dân công bằng của dân Việt và người Thượng. Vị bảo trợ bản nghị quyết tương tự ở Thượng Viện là Thượng Nghị Sĩ Bob Smith sẽ trình ra nhiều vấn đề về việc chưa kiểm kê hết các tù binh Mỹ và những người vẫn còn mất tích...
“Đàu tư kinh donah chỉ nên thực hiện ở các nước dân chủ. Nếu các hãng muốn đầu tư ở VN, họ nên làm với tiền riêng của họ, đừng đánh cược bằng tiền tài trợ của nhà nước Hoa Kỳ...
“Hà Nội vẫn cứ phá sóng Đài Á Châu Tự Do và đã bắt những người Mỹ gốc Việt đem các tài liệu cổ động dân chủ vào VN... Một bản tường trình năm 1998 của World Bank cho thấy là khu vực tư doanh VN chiếm ít hơn 3% sản lượng kỹ nghệ cả nước. Tham nhũng thì đầy khắp. VN nhận 1.7 tỉ đô tiền vay lãi nhẹ từ các nước cấp viện năm ngoái. Tuần này, một chuyên gia Úc nhói, “Cho chính phủ VN tiền để xài, chỉ làm dễ hơn cho họ củng cố kỹ nghệ quốc doanh và làm chậm tiến trình tự do hóa kinh tế.
“Tôi kèm theo đây bản tường trình GAO ‘Vietnam Economic Data: Assessment of Availability and Quality’ (Dữ Kiện Kinh Tế VN: Lượng Định về Phẩm Chất và Việc Tìm Kiếm Dữ Kiện). Tường trình nahn mạnh rằng VN là một trong vài nước của teh giới nơi mà thảo luận hay phổ biến các con số kinh tế bị xem là tội phạm, có thể ở tù hay đi cải tạo tập trung. Chúng ta không thể có quan hệ mậu dịch ‘bình thường’ hay ‘tự do’ với một nước cứ từ chối tiết lộ các thống kê mậu dịch và tài chánh căn bản...”
Dân Biểu này đại diện cho nhiều thành phố Quận Cam, nơi dân gốc Việt chiếm tỉ lệ cao.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chiếc máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Ukraine International Airlines trên đường đến thủ đô Kyiv đã rớt vài phút sau khi cất cánh từ Tehran hôm Thứ Tư, giết chếtt tất cả 176 người trên phi cơ.
Iran hôm nay đã phóng ‘hàng chục phi đạn tấn công căn cứ quân sự Al-Assad ở sa mạc miền tây Iraq, trong một cuộc tấn công trả đũa chống lại việc Mỹ giết chết tướng Quassem Suleimani..
Cố vấn quân sự cho Lãnh Đạo Tối Cao của Iran hôm Chủ Nhật, 5 tháng 1, nói rằng sự đáp trả của Tehran đối với việc Hoa Kỳ giết chết vị tướng có ảnh hưởng lớn nhất của họ sẽ “chắc chắn là quân sự,” theo tin của CNN cho biết hôm 5 tháng 1.
Tình hình Biển Đông ngày cảng bất ổn vì ngày cảng có nhiều nước trong khu vực bày tỏ thái độ chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng trên hầu hết diện tích vùng biển này mà cụ thể là việc Mã Lai đã đệ trình Liên Hiệp Quốc đơn ghi danh vùng thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của họ ở Biển Đông, và việc Nam Dương tăng cường tuần tra hải phận giáp ranh Biển Đông
Khủng hoảng cháy rừng tại Úc đã đạt tới mức cao mới hôm Thứ Bảy, 4 tháng 1, sau khi được báo cáo rằng nhiệt độ tại phần lớn ngoại ô ở phía tây của Sydney đã lên tới 120 độ F, làm cho nơi này trở thành nóng nhất trên trái đất.
Iran đã thề sẽ “biến ngày thành đêm” sau khi TT Trump chế nhạo đất nước này sau vụ ám sát Tướng Qasem Soleimani, khơi dậy nỗi sợ bùng nổ Thế Chiến Thứ Ba.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt khoảng 400 người trong các cuộc biểu tình vào dịp Năm Mới sau khi một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hòa bình của hàng chục ngàn người bị cuốn vào những cảnh hỗn loạn với cảnh sát xịt hơi cay để giải tán đám đông, theo Reuters cho biết hôm Thứ Năm.
Qassem Soleimani, lãnh đạo Lực Lượng Quds ưu tú của Iran, đã bị giết chết vào chiều tối Thứ Năm trong một cuộc không kích của Hoa Kỳ nhắm vào một đoàn xe gần phi trường Baghdad.
Nam Dương ngày càng tỏ rõ lập trường chống tham vọng xâm chiếm Biển Đông của Trung Cộng mà cụ thể là việc vào ngày đầu năm 2020 Nam Dương đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TC đối với Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 1 tháng 1.
Dân quân được Iran hậu thuẫn đã rút khỏi khu vực xung quanh Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Baghdad của Iraq hôm Thứ Tư sau 2 ngày đụng độ với các lực lượng an ninh Mỹ, nhưng căng thẳng Mỹ-Iran vẫn còn cao và có thể bùng ra bạo động thêm nữa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.