Hôm nay,  

Mỹ Sẽ Mở Trận Hacker Tin Học Làm Tê Liệt Dàn Phi Đạn Iraq

2/23/200300:00:00(View: 5151)
WASHINGTON -- Tin AFP và Wahington Post cho biết TT Bush đã chánh thức hoá việc dùng Tin Học như một vũ khí trong cuộc chiến tranh Iraq. Ông đã ký một sắc lệnh điều hành mật, chỉ thị các cơ quan công quyền phát triển những qui tắc thế nào, lúc nào sử dụng hình thái chiến tranh tin học để làm tê liệt các dàn ra đa và các trang bị điện tử của địch. Văn kiện lập qui này biến nước Mỹ là nước chánh thức mở đầu việc sử dụng tin học vào chiến tranh như một vũ khí của thời đại tin học.
Trung tá Gary Keck, phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Mỹ, từ chối không nói rõ sắc lệnh điều hành mật này nhưng cho biết chung chung là, quân đội Mỹ đang nghiên cứu, phát triển để kiện toàn kho tàng vũ khí của Mỹ với loại kỹ thuật chiến tranh mới này. Bộ QP sẽ tận dụng khả năng kỹ thuật này, đồng thời đề ra những tiêu chuẩn sử dụng để đạt năng hiệu tối đa trong việc sử dụng vũ khí này trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước và nhân dân Mỹ và quyền lợi Mỹ trên khắp điạ cầu trong thời đại Tin Học.
Phủ Tổng thống, bộ phận chiến lược, trong khi thông báo quyết định của TT không dùng chữ chiến tranh tin học ("cyberwar") nhưng khẳng định quyết định của TT là, phản kích mọi cuộc đánh phá bằng tin học của địch. Và phản kích đó của Mỹ sẽ không giới hạn, kể luôn việc dùng những dữ kiện tin học nắm bắt được để truy tố quân khủng bố. Phủ TT xác định, "sẽ dành mọi quyền trả đũa thích đáng. Và Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng đạo quân tin học như thế."

Các giới chuyên môn về computers và chiến lược đánh giá cao quyết định của TT Bush. Hai giới này cho rằng tấn công địch bằng tin học để làm tê liệt địch, tan rã hạ tầng cơ sở địch nhưng không làm thiệt hại thường dân vô tội như sử dụng bom đạn. Đó cũng là ý nghĩ của một chuyên viên chống khủng bố thượng thặng gốc Pháp, Ô. Caldwell thuộc Tập đoàn nghiên cứu Gartner. Vị này tỏ ra hứng khởi khi thấy TT Bush chánh thức hoá để việc sử dụng Tin học vào chiến tranh phù hợp với khung cảnh pháp lý của Mỹ. Quyết định của TT Bush giải phóng cho nhân dân và chánh quyền Mỹ khỏi những ràng buộc luật pháp để giúp cho nước Mỹ có một "vũ khí bí mật" khả dĩ làm liệt bại kẻ thù chánh đánh phá Mỹ bằng computers.
Phân tích của cơ quan Counterpane chuyên nghiên cứu và bảo vệ an toàn Internet của Mỹ cũng nhận định rằng sắc lệnh điều hành của Hành Pháp là một biện pháp rất thích ứng và hợp thời trước tình hình càng ngày Mỹ càng bị tấn công trên computers. Liên hệ đến cuộc chiến Iraq có thể xảy ra, cơ quan nghiên cứu này cho biết Ô. Saddam Hussein sẽ bị đặt vào thế bị động, chỉ có thể chỉ huy các tướng lãnh bằng các phương tiện truyền tin cổ điển qua đường dây thôi. Vàø các hoả tiễn địa không, điều khiển từ xa sẽ không sử dụng được nếu Mỹ phá làn sóng vi ba hay dòng chớp tắt digital của các máy móc điều khiển hoả tiễn.
Theo Ô. Scheiner, Mỹ có thể làm nhiều hơn nữa trong chiến tranh chống Saddam Hussein. Rất vô cùng lợi hại nếu Mỹ tìm cách xâm nhập được vào các máy computers và các hệ thống computers của địch, để dọ thám, lấy tin, và khi cần thì ra phản lịnh. Nếu không làm được những việc ấy thì sẽ phá chết cứng sự vận hành hệ thống computers của Iraq. Lúc đó mọi liên lạc, hiệu lịnh chiến tranh của Iraq coi như bị đóng băng và vô hiệu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổng Thống Joe Biden, đã kết luận không có giải pháp quân sự đối với các vấn đề an ninh và chính trị đang gây tai họa Afghanistan và đã quyết định tập trung vào các thách thức an ninh quốc gia cấp bách hơn, vào Thứ Tư sẽ tuyên bố chính thức rút quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan trước ngày tưởng niệm 20 năm cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9, theo một viên chức cao cấp của chính phủ cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Ba, 13 tháng 4 năm 2021.
Chính phủ Biden đã đạt được thỏa thuận với Mexico, Honduras và Guatamala để tạm thời gia tăng lực lượng an ninh tới các biên giới của họ trong nỗ lực làm giảm đợt thủy triều di dân tới biên giới Hoa Kỳ, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Hai, 12 tháng 4 năm 2021.
“Lực lượng tấn công viễn chinh này cho thấy toàn diện rằng chúng tôi duy trì lực lượng chiến đấu đáng tin cậy, khả năng đối phó với bất cứ sự bất ngờ nào, ngăn chận xâm lăng, và cung cấp an ninh và ổn định khu vực hậu thuẫn tự do và mở cửa Ấn Độ-Thái Bình Dương” theo Hải Quân Đại Úy Hoa Kỳ Stewart Bateshansky, Hải Đội Đổ Bộ 3, cho biết trong một tuyên bố.
Hôm Chủ Nhật, 11 tháng 4 năm 2021, Iran mô tả việc cúp điện tại cơ sở nguyên tử Natanz ngầm dưới đất là một hành động “khủng bố nguyên tử,” làm gia tăng các căng thẳng trong khu vực trong khi các cường quốc trên thế giới và Tehran tiếp tục thương lượng về hiệp ước nguyên tử rách nát của họ, theo AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Hơn 80 người bị giết chết bởi lực lượng an ninh Miến Điện trong cuộc đàn áp cuộc biểu tình tại thành phố Bago, theo các nhà hoạt động cho hay qua bản tin của BBC Tiếng Anh hôm Thứ Bảy, 10 tháng 4 năm 2021.
Hoàng Tế Philip, chồng của Nữ Hoàng Anh Elizabeth II, đã qua đời, theo hoàng gia thông báo hôm Thứ Sáu, 9 tháng 4 năm 2021. Ông thọ 99 tuổi. “Hoàng Thân đã qua đời trong bình an vào sáng nay tại Cung Điện Windsor,” theo hoàng gia cho biết trong thông báo.
Đại Sứ Miến Điện tại Anh Quốc nói rằng ông đã bị khóa ở bên ngoài tòa đại sứ ở London trong điều mà ông mô tả là một “cuộc đảo chánh” khác, đổ tội giới quân sự của Miến Điện, theo CNN tường thuật hôm Thứ Năm 8 tháng 4 năm 2021.
Một viên chức cao cấp Nga đã cảnh báo rằng Moscow có thể can thiệp để giúp các cư dân nói tiếng Nga tại miền đông Ukraine nếu Ukraine thực hiện một cuộc tấn công toàn diện vào thành phần ly khai ở đó, theo BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Năm, 8 tháng 4 năm 2021.
Đài Loan đã phát hiện các máy bay không người lái (máy bay robot) của Trung Quốc bay vòng quanh Quần Đảo Pratas do Đài Loan kiểm soát tại Biển Đông và có thể bắn hạ chúng nếu chúng bay quá gần, theo một bộ trưởng chính phủ Đài Loan cho biết hôm Thứ Tư, 7 tháng 4 năm 2021, là hành động có thể làm gia tăng căng thẳng mãnh liệt với Bắc Kinh, theo Reuters tường thuật hôm Thứ Tư.
Hoa Kỳ đã tham gia đối thoại tại Vienna nhằm mục đích làm hồi sinh hiệp ước nguyên tử với Iran, mà chính phủ Trump đã bãi bỏ vào năm 2018, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 6 tháng 4 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.