Hôm nay,  

Lãi Xuất Mỹ Giảm Làm Rung Rinh Thị Trường Á Châu

10/01/200100:00:00(Xem: 4310)
HONG KONG (KL) – Tin của ký giả Mark Landler tại Hong Kong.

Thị trường chứng khoán khắp nơi của Á châu đã đồng lượt hân hoan sau việc Qũy dự trữ tiền của Liên bang Hoa kỳ cho giảm lãi xuất. Nhưng đối với các nhà kinh tế tại Hong Kong, sự hân hoan này có nhất thời mà thôi.

Các quốc gia Á châu dù sao cũng vẫn còn phụ thuộc vào nền kinh tế của Hoa kỳ, theo các chuyên gia đã cho biết. Trong khi lãi xuất cắt giảm nâng cao tinh thần của thị trường Á châu đang bị uể oải, chính quyền Liên bang Hoa kỳ đột nhiên ra dấu có sự suy yếu kinh tế tại Hoa kỳ, sự suy yếu này có thể được giải thích tình trạng kinh tế rắc rối tại Á châu còn kéo dài.

“Tệ nhất là kinh tế của Hoa kỳ suy yếu nhanh hơn bất cứ nền kinh tế nào khác. Có nghĩa là việc xuất khẩu sang Hoa kỳ sẽ còn tệ nữa theo như so với vài tháng trước đây,” theo như lởi của Dong Tai, một kinh tế gia của ngân hàng tín dụng Thụy sĩ Credit Suisse First Boston tại Hong Kong.

Sự sợ hãi này thấy xuất hiện tại Hán Thành và Tân Gia Ba. Sự phục hồi kinh khủng nhất là tại Nam Hàn, nơi chỉ số giá chứng khoán Composite Stock đã vọt lên 7%, đóng tại 558,2 điểm. Tại Hong Kong, chỉ số chứng khoán Hang Seng nhẩy lên tới 4,4 %, đóng tại 15.235.03 điểm.

Cổ phần tại Đài Loan đã tăng 4,9% và Tân Gia Ba đã tăng 3,2%. Ngay cả Phi Luật Tân có sự bê bối của Trổng thống Joseph Estrada cổ phần cũng tăng được gần 2%.

Chỉ riêng có Nhật Bản đi theo tình trạng nước đôi của các chuyên gia về kinh tế. Phút mậu dịch đầu tiên, chứng khoán tăng lên 1%, chỉ số Nikkei xuống ngay 0,7% vào dịp nghỉ lể. Các phân tích gia cho biết kinh tế triêng của Nhật Bản đang lo ảnh hưởng của sự cắt giảm lãi xuất nằm ngoài dự tính.

Nơi khác tại Á châu, các nhà đầu tư bớt căng thẳng vì Qũy dự trữ tiền tệ của Liên bang Hoa kỳ đang cố gắng làm giảm đi sự trì trệ của nền kinh tế Hoa kỳ. Việc này rất quan trọng đối với các quốc gia như Nam Hàn và Đài Loan đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế của Á châu nhờ vào xuất khẩu hàng hóa vào thị trường đang bùng ra tại Hoa kỳ.

“Tôi không cho rằng sự cam kết này mà chúng ta đã thoát khỏi vòng luẩn quẩn. Song ngay cả viễn ảnh bất chắc cho Hoa kỳ, chúng ta phải hân hoan đoán nhận,” theo như lời của Dan Fineman, một nhà sách lược kinh tế trong vùng của ngân hàng J.P.Morgan Chase tại Tân Gia Ba.

Việc kinh tế giảm tại Hoa kỳ cũng đã ảnh hưởng khắp Á châu. Tại Nam Hàn, hàng xuất khẩu đã tăng trưởng 20,4 % cho 11 tháng đầu của năm 2000. Nhưng vào tháng chạp mức tăng trưởng này sụt xuống 1%. Theo ông Tao, việc xuất khẩu của Nam Hàn cũng như các quốc gia khác tại Á châu sẽ bị thắt lại vào nửa năm đầu của năm 2001.

Trong các nền kinh tế của Á châu, Hong Kong được hưởng lợi nhiều nhất về hành động của Liên bang Hoa kỳ. Hong Kong là thuộc địa cũ của Anh quốc có đồng tiền gắn bó với đồng Mỹ kim, các lãi xuất của Hong kong đã di theo kế những lãi xuất tại Hoa kỳ.

Các cổ phần ngân hàng và các ổ phần của các công ty về nhà cửa là chốt khóa của thị trường Hong Kong, giá của các cổ phần này đã vọt lên. Các giới chức của Hong Kong đã ca ngợi Alan Greenspan, chủ tịch Liên bang, và không còn nghi ngờ về tài năng của ông này, ông không khác gì như một nhà ngân hàng trung ương của Hong Kong.

“Tôi mong ông Greenspan, cùng với bộ trưởng nân khố của Hoa kỳ sẽ giúp cho nền kinh tế của Hoa kỳ không bị rớt một cái bịch. Đây là một bước đi rất hữu ích đầu tiên,” theo như lời của ngài (Sir) Donald Tsang, bộ trưởng tài chánh của Hong Kong.

Các kinh tế gia bị chia rẽ về nền kinh tế đang xấu sẽ ảnh hưởng tới Á châu như thế nào trong nỗ lực phục hồi lại nền kinh tế riêng của mình. Các chuyên gia cho rằng nỗ lực đó thích hợp vào những thời gian tương đối tốt của năm ngoái, nỗ lực này sẽ mất đi trong trường hợp thị trường tài trợ sụp đổ và quỹ ngoại tệ dự trữ giảm đi.

“Nam Hàn đã lỡ một khoảng dịp may năm ngoái khi kinh tế tăng trưởng mạnh, lạm phát thấp, tiền lời về các bất động sản của Hàn quốc cao. Bây giờ họ phải làm ăn trong một môi trường khó khăn nhiều hơn,” theo lời của ông Tao.

Nhưng Simon Ogus, một kinh tế gia độc lập, khẳng định Á châu có sự phục hồi nhanh chóng đối với cuộc khủng hoảng năm 1997 và năm 1998, sư phục hồi này đã làm cho các giới chức tại Á châu lơ là về việc đối chọi với các công ty bị phá sản và các ngân hàng bị vỡ nợ.

Oâng cho biết, tại Nam Hàn xuất khẩu bị giảm xuống, sự giảm này sẽ gây cho sự thăng bằng trong việc chi trả của quốc gia không còn tiền nữa để xuất. Quốc gia nợ quá nhiều và buộc phải bán các tài sản trong nước cho những người mua của nước ngoài.

“Trường hợp kinh tế Hoa kỳ đột nhiên giảm đi, Á châu sẽ bị tệ hại ghê gớm. Nhưng tình trạng khó khăn này cuối cùng tác động để cho có các sự đổi thay.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.