Hôm nay,  

Lý Do Khủng Hoảng Aù Châu: Các Đại Tư Bản Có Nhiều Vợ

16/06/199900:00:00(Xem: 6466)
Báo The Wall Street Journal vừa đăng một bài phóng sự về Á châu cũng khá bổ ích về một hiện tượng xã hội, có lẽ đặc biệt cho Á châu mà thôi. Bài báo đó viết như sau.
Phần lớn các công ty ở Á châu đều là của gia đình và do gia đình điều khiển với tất cả thế mạnh và thế yếu của nó. Nhưng nó có một yếu tố phức tạp rất thông thường cho các những doanh nghiệp ở Á châu hơn là ở bất cứ đâu khác. Nhiều nhà sáng lập các doanh nghiệp của thế hệ già đều không phải chỉ có một vợ. Trên thực tế họ có rất nhiều vợ, và tất cả đều cùng trong một thời gian. Nghĩa là họ thực thi chủ nghĩa đa thê. Nó đưa tới một số vấn đề về cơ cấu tổ chức của các công ty ở Á châu và cũng là một yếu tố góp phần vào việc làm tan rã nền kinh tế Á châu.
Nhiều doanh nghiệp ở Á châu đã được dựng lên để thích hợp với cơ cấu gia đình. Nhiều sự phân chia đã được thêm vào để cho những người trong gia đình có việc để làm khi họ tới tuổi trưởng thành. Những sự cải tổ cơ cấu của những doanh nghiệp lớn thường xảy ra để trao những trách nhiệm mới cho người trong gia đình cũng như để có một sự quản trị dè dặt hơn hoặc vì lý do tài chánh. Tục đa thê làm cho các sự thu xếp đó trở bên phức tạp hơn.
Tục đa thê có một lịch sử lâu đời ở Á châu. Các vị vua chúa và những nguời quyền quí ở Đông Nam Á thường có nhiều vợ. Tục lệ đó làm cho có nhiều gia đình lớn phức tạp, bao vây các gia đình đối phương. Gia đình của Quốc vương Sihanouk là cái một gương đương thời.
Ở Trung hoa cũng vậy, tục đa thê xảy ra một cách rộng rãi. Người vợ thứ hai và những bà kế tiếp được gọi là thê, thiếp và nhữmg người Trung quốc di cư xuống miền Đông Nam Á của thế kỷ thứ 19 và 20 thường mang các bà vợ theo. Ngay trên lãnh thổ Hong Kong, thuộc địa của Anh, tục đa thê cũng không bị luật cấm cho tới năm 1971.
Truyền thuyết của ông “Vua Đường” ở Đông Nam Á, Oei Tioong Ham, giàu có nhờ trồng mía và lọc đường ở phía Đông Bắc Java hồi đầu thế kỷ nầy, cho biết ông có không dưới 17 cô vợ. Và kết quả là hôm nay người ta có thể gặp người của giòng họ Oei khắp nơi ở Á châu.
Hiện nay thì tục lệ đa thê trong các doanh nghiệp ở Á châu không còn nhiều nữa, nhưng vẫn còn nhiều di tích của việc đó. Eka Tjipta Widjaja, nhà tỷ phú sáng lập nhóm Sinar Mas ở Nam Dương. có ít nhứt 8 hay 12 người vợ. Họ có nhà cửa ở chung quanh Jajarta. Nhiều vợ cũng có nghĩa là nhiều con và Eka là cha của hơn 40 người con. Với cái tuổi 75 ông vẫn còn có thể có con nữa. Cứ lâu lâu, bộ tham mưu của Sinar Mas lại được chỉ thị mua hoa gởi tặng vị Chủ tịch nhân ngày sanh của con ông.

Mỗi người vợ và con của Eja là một chi nhánh riêng trong gia đình. Các người con của bà vợ chính của Eka hiện điều khiển nhóm Sinar Mas với 200 công ty. Người con gái lớn của Eka lại lấy người em chú bác với bà hiện đã mất, đang là phó chủ tịch của Sinar Mas.
Nhiều bà vợ của Eja và các con được đã được trao các doanh nghiệp riêng của họ để tự điều khiển lấy. Một bà vợ, bà Mellieh Pirieh và 7 người con của bà điều khiển nhóm Duta Dharma Bhakti gồm có 26 công ty. Một người con từ một người vợ khác, ông Oei Hong Leong được biết tiếng trong giới doanh nghiệp ở Hong Kong.
Tiang Chirathivat, người sáng lập ra nhóm Central, một nhóm xí nghiệp lớn ở Bangkok gồm có các siêu thị, nhà máy, khách sạn và nhà cửa, có 7 vợ. Họ đã đẻ ra cho ông ta 14 con trai và 12 con gái và trên 40 cháu nội ngoại.
Tiang Chasrmonman, cầm đầu nhóm Thailand KSC gồm có nhiều doanh nghiệp trong đó có hệ thống Internet lớn nhứt trong nước, có 31 anh em trai gái. Với tất cả con cái và thân thuộc, gia đình ông hiện có trên 300 người. Còn nhiều chuyện tương tợ như thế.
Những gia đình phức tạp làm cho các cơ cấu công ty trở nên phức tạp. Nhiều khi cơ cấu của một công ty không tùy thuộc ở công việc của công ty mà tùy thuộc ở gia dình sau lưng nó. Ngoài ra còn nhiều rắc rối về tiền vốn của mỗi người trong gia đình, nhiều khi không phải là của riêng của từng cá nhân mà là của chung của một gia đình. Nhiều khi tranh chấp nhau giữa các chi nhánh trong gia đình gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Các sự tranh chấp trong gia đình như vậy làm cho những người có cổ phần trong công ty nhưng thuộc phe thiểu số bị thiệt hại lây.
Nhà doanh nghiệp Nhựt bổn Kideki Yokoi mà tài sản gồm có Cao ốc Empire State Building, 9 lâu đài ở Pháp, có tới 17 người con của nhiều bà vợ. Vừa đây trong gia đình có nhiều tranh chấp nhau gay gắt. Ông Yokoi ghét người con gái lớn của ông và gọi các người con khác và các cháu của ông là những đứa ngu xuẩn. Người con gái đó đòi ông cho bà ta cao ốc Empire State Building từ năm 1993. Nhưng ông không cho.
Những cuộc tranh chấp trong gia đình không phải là điều hiếm thấy ở Á châu. Nhưng tục lệ đa thê đã làm cho nó gay gắt thêm và việc điều hành của các nhóm công ty thuộc các gia đình đó chịu nhiều ảnh hưởng trong các cơ cấu tổ chức cũng như trong việc phát triển.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.