Hôm nay,  

Thêm 14 Db Úc Đề Cử Ht Quảng Độ Giải Nobel

31/12/199900:00:00(Xem: 5741)
PARIS (VB) - Theo bản tin mới của Liên Minh Việt Nam Tự Do hôm Thứ Năm, đã có thêm 14 dân biểu tại Úc Đề Cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm Ứng Viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2000.
Theo tin này, cuộc vận động đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên giải Nobel Hòa Bình năm 2000 đã có thêm một số kết quả rất đáng khích lệ. Riêng tại Úc Châu, đã có tổng cộng 14 dân biểu, nghị sĩ viết thư cho Ủy Ban Tuyển Chọn Giải Nobel Hòa Bình tại Na Uy để đề nghị Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm Ứng Viên Nobel Hòa Bình năm 2000. Đó là các vị:
1. Dân Biểu Trish Worth (South Australia)
2. Dân Biểu Christopher Pyne (South Australia)
3. Dân Biểu Rod SawFord (South Australia)
4. Dân Biểu Joe Scalzi (South Australia)
5. Dân Biểu Mike Rann (South Australia)
6. Dân Biểu Annette Hurley (South Australia)
7. Dân Biểu Michael Atkinson (South Australia)
8. Dân Biểu Trish White (South Australia)
9. Dân Biểu Paul Holloway (South Australia)
10. Dân Biểu Carmel Zollo (South Australia)
11. Dân Biểu Jack Snelling (South Australia)
12. Dân Biểu Murray Delaine (South Australia)
13. Thượng Nghị Sĩ Julian Stefani (South Australia)
14. Dân Biểu Reba Meagher (New South Wales)
Trong số các vị dân biểu vừa kể, đã có 8 vị cùng ký tên chung vào một lá thư gởi cho Ủy Ban Tuyển Chọn Giải Nobel Hòa Bình và được Liên Minh VNTD dịch ra Việt Ngữ như dưới đây.


Ngày 14 tháng 12 năm 1999
Kính gửi Ủy Ban Giải Thưởng Nobel
Viện Nobel Na Uy Drammensveien
19 N-0255 Oslo - Na uy

Kính gửi Ông Chủ Tịch
v/v: Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Hòa Thượng Thích Quảng Độ là người đã nêu cao gương sáng về hòa bình, về đấu tranh cho công bằng xã hội và về ý chí xả thân, hy sinh cả tự do của chính mình để tranh đấu cho chúng sinh được hưởng những quyền căn bản của con người.
Với tư cách là Tổng Thư Ký của GHPGVNTN, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã là một người can đảm bảo vệ cho quyền tự do tôn giáo trong suốt 20 năm qua và đã bị bức hại vì lập trường vô úy của Ngài. Ngài đã bị lưu đày, giam hãm và quản chế, nhưng Ngài vẫn tiếp tục can đảm nói lên quyết tâm chống lại bất công.
Chúng tôi mãnh liệt tin tưởng rằng Hòa Thượng Thích Quảng Độ, với cả cuộc đời hiến dâng cho tự do tôn giáo, rất xứng đáng được sự ngưỡng mộ của thế giới và rất xứng đáng nhận lãnh những danh dự cao quý nhất mà Cộng Đồng thế giới có thể dành cho những người có công lớn với nền Hòa Bình.
Vì những lý do đó, chúng tôi đồng ký tên dưới đây, xin trân trọng đề nghị tên của Hòa Thượng Thích Quảng Độ là ứng viên của Giải Nobel Hòa Bình.

Đồng ký tên
Hon Mike Rann, MP; Annette Hurley, MP; Michael Atkinson, MP; Trish White, MP; Paul Holloway, MLC; Carmel Zollo, MLC; Jack Snelling, MP; Murray Delaine, MP.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đức Giáo hoàng Francis đã gọi cái chết của George Floyd dưới tay các cảnh sát Mỹ là "thảm kịch" và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho ông ấy và "tất cả những người khác đã mất mạng vì tội lỗi của kỳ thị chủng tộc," theo CNN cho biết hôm 3 tháng 6. Sau 8 đêm biểu tình khắp nước Mỹ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ về cái chết của Flyod trong thánh lễ cầu nguyện hàng tuần của ngài tại Vatican hôm Thứ Tư. “Các anh chị em tại Hoa Kỳ yêu mến, tôi đã chứng kiến rất lo lắng về tình trạng bất ổn xã hội đáng lo ngại ở quốc gia của bạn trong những ngày qua, sau cái chết bi thảm của ông George Floyd," theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu.
Việc Trung Cộng tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông chỉ là thời gian sớm muộn mà thôi, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai, 1 tháng 6.
Hôm Thứ Sáu, 29 tháng 5, Tổng Thống Donald Trump đã phát động một cuộc tấn công dữ dội vào Bắc Kinh, nêu ra những hành vi sai trái từ gián điệp đến vi phạm các quyền tự do của Hồng Kông, và tuyên bố một loạt các biện pháp trả đũa sẽ đẩy mối quan hệ Mỹ-Trung vào khủng hoảng sâu hơn, theo CNN cho biết. "Họ đã xé toạc Hoa Kỳ như chưa có ai từng làm trước đây," theo ông Trump nói về Trung Quốc, khi ông tuyên bố cách Bắc Kinh đã "đột kích các nhà máy của chúng ta" và "rút ruột" ngành công nghiệp Mỹ, chọn Bắc Kinh như một lá cờ trung tâm chạy đua trong những tháng còn lại của chiến dịch tái tranh cử của ông.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 29 tháng 5 năm 2020 tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) – một hành động bất ngờ có thể phá hoại việc đối phó vi khuẩn corona trên toàn cầu và làm cho tổ chức này thêm khó khăn để dập tắt những mối đe dọa bệnh tật khác. Trump đã chỉ trích cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc này vì thất bại trong việc lên tiếng cảnh báo nhanh chóng khi vi khuẩn corona đã trỗi dậy và cáo buộc tổ chức này đã giúp TQ che đậy mối đe dọa mà nó bày ra. “Vô số sinh mạng đã bị lấy đi và khó khăn kinh tế sâu rộng đã bị gây ra cho toàn cầu,” theo ông Trump cho biết trong một thông báo từ Bạch Ốc.
Một lần nữa Hải Quân Hoa Kỳ đã thách thức tuyên bố chủ quyền của TQ tại Biển Đông hôm Thứ Năm, 28 tháng 5 năm 2020, khi chiếc khu trục hạm phi đạn dẫn đường loại Arleigh Burke là USS Mustin đã vào gần Quần Đảo Hoàng Sa, theo bản tin CNN cho biết. Hải Quân Hoa Kỳ đã 2 lần đưa tàu chiến vào Hoàng Sa và Trường Sa trong tháng trước để thách thức tuyên bố chủ quyền của TQ tại Biển Đông và thực hiện một hoạt động tương tự gần Hoàng Sa trong tháng 3.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt ít nhất 300 người trong các cuộc biểu tình cả ngày và nhiều vụ đụng độ khắp thành phố, khi nhiều cư dân xuống đường biểu tình chống dự luật gây tranh cãi nhằm đưa lãnh thổ này vào tròng kiểm soát của Bắc Kinh thêm nữa, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm 27 tháng 5 năm 2020. Cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông khi nhiều người hô to các khẩu hiệu. Nhiều cảnh sát đã chận và truy tìm các cư dân, gồm nhiều học sinh, và bao vây những người biểu tình bị nghi ngờ, buộc họ phải ngồi xuống thành hàng trên mặt đất.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắn hơi cay, xịt ớt và vòi rồng khi nhiều ngàn người biểu tình chống dự luật an ninh được đề xuất nhằm siết chặt sự kềm kẹp của Bắc Kinh lên lãnh thổ bán tự trị. Những người biểu tình tụ tập đông đảo tại nhiều quận buôn bán đông đúc nhất của Hồng Kông vào trưa xế Chủ Nhật, 24 tháng 5 năm 2020, chỉ vài ngày sau khi quốc hội TQ bắt đầu làm việc về các luật chống nổi loạn và an ninh, đã đưa tới sự chống đối từ các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ. Cuộc biểu tình không được phép và trong sự thách thức của luật giữ khoảng cách xã hội.
Thời hạn sắp hết đối với hiệp ước kiểm soát vũ khí mà, nếu để cho nó hết hạn, thì thế giới sẽ không còn các hạn chế hợp pháp đối với vũ khí nguyên tử Mỹ và Nga lần đầu tiên trong gần nửa thế kỷ. Nếu TT Trump không gia hạn Hiệp Ước Giảm Trừ Vũ Khí Chiến Lược Mới (New START) -- chỉ giữ thỏa ước kiểm soát vũ khí Mỹ-Nga – hay tiếp tục thương lượng một hiệp ước thay thế, thì nó sẽ hết hạn vào ngày 5 tháng 2 năm tới. Đó là chỉ 16 ngày sau khi TT Trump bắt đầu nhiệm kỳ 2 hay người kế vị ông tuyên thệ nhậm chức.
Nhằm biến đảo nhân tạo trở thành đảo thực sự được Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (UNCLOS) công nhận với mục đích áp đặt chủ quyền quốc gia lên các đảo này, TQ đã tiến hành việc trồng rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 22 tháng 5 năm 2020.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo Trung Quốc qua tuyên bố bởi quốc hội bù nhìn rằng một dự luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông sẽ được lên chương trình nghị sự trong cuộc họp sắp tới, một động thái có vẻ sẽ đổ thêm dầu vào sự giận dữ và các cuộc biểu tình chống đối tại thành phố bán tự trị này, theo CNN tường trình cho biết hôm Thứ Năm, 21 tháng 5.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.