Hôm nay,  

Báo Nguy Buôn Nô Lệ Kiểu Mới: 1 Triệu Người/năm

01/09/200000:00:00(Xem: 4181)
WASHINGTON (Reuters) - Các nước giầu đang phải dối phó với nạn buôn người, chở trên từng chuyến tầu hàng lớn; họ đã không có khả năng hay không muốn chặn đứng các băng đảng tội phạm đứng sau chế độ nô lệ thời đại mới này. Các chuyên gia nói như trên.

Thượng nghị sĩ Sam Brownback từ Kansas nói “Đây là một chuyện buôn bán tởm nhất và cũng là mặt đen tối của toàn cầu hóa đang diễn tiến vì chúng ta đã gia tăng sự nối kết giữa các quốc gia và làm dễ dàng mọi sự di chuyển”. Brownback là người Cộng Hòa. Ông đã cùng Thượng nghị sĩ Dân Chủ Paul Wellstone từ Minnesota hợp tác để cùng bảo trợ một dự luật đặt sự buôn người thành một trọng tội, gia tăng các hạn tù những kẻ vi phạm và cung cấp viện trợ thay vì giam giữ hay trục xuất các nạn nhân.

Regan Ralph, Giám đốc chi nhánh Nữ quyền của Tổ chức Nhân quyền Thế giới, nói: “Đây là một vấn đề toàn cầu và con số khá lớn. Những cuộc điều tra của chúng tôi yểm trợ cho sự ước lượng có hàng trăm ngàn người là nạn nhân của bọn buôn người”.

Bộ Ngoại giao Mỹ ước lượng hơn 1 triệu người bị mua bán mỗi năm trên khắp thế giới. Một số chuyên gia cho rằng nạn nhân nhiều gấp đôi con số đó. Phần lớn các nạn nhân đều bị cưỡng ép làm nghề mại dâm, một phần làm tôi tớ trong nhà hay phục dịch trong các xưởng máy, ngoài đồng ruộng.

Kỹ nghệ buôn người, nhất là buôn phụ nữ làm nghề bán dâm đã trở thành một ngành kinh doang toàn cầu có số thu nhập 9 tỷ đô la một năm. Các giới chức Mỹ nói phần lớn người bị buôn đem lậu vào Mỹ đến từ các nước trước đây là khối Sô-viết (Nga, Ukraine, Latvia, Cộng hòa Tiệp, Hung Gia LỢi, Ba Lan), các nước Nam Mỹ như Mexico, Honduras và Brazil, cũng như từ Á châu như Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Hàn, Trung Quốc và Việt Nam.
Thường thường nạn nhân là những người muốn trốn ra khỏi cảnh nghèo khó ở nước họ, chấp nhận một việc làm giả tạo ở ngoại quốc như giữ trẻ hay bồi bàn các tiệm ăn, kết quả chỉ là bị ép buộc làm nghề bán dâm trong khung cảnh thê thảm ở một nước ngoại quốc nơi họ không biết ngôn ngữ - rồi phải trả một món nợ tưởng tượng hàng ngàn đô-la.

Những thông hành hay giấy căn cước của những đàn bà con gái đó đều bị bọn buôn người tịch thu. Họ bị “nấu lại” để chuyển từ nhà điếm này đến nhà điếm khác. Và nhiều người chỉ được tha về nhà sau khi mắc những bệnh ngặt nghèo như AIDS.

Một Hình Thức Nô Lệ Của Thời Đại Mới
Theresa Loar, điều hợp viên cao cấp của bộ Ngoại giao Mỹ về các vấn đề nhân quyền trên thế giới, nói: “Buôn người, nổi bật nhất là buôn phụ nữ và trẻ em, là một hình thức nô lệ của thời đại mới. Trong cái lõi của nó, nạn buôn lậu phụ nữ và trẻ em trên thế giới là hành động bắt cóc, cưỡng bách, bạo lực và bóc lột qua những phương pháp ghê tởm nhất”.

Laura Lederer, Giám đốc Dự án Bảo vệ trụ sở ở Washington của Đại học Johns Hopkins, nói một cuộc tiễu trừ buôn ma túy trong 20 năm qua đã khiến các băng đảng có sẵn các đường tải hàng lậu quay ra buôn một thứ hàng khác.

Bà nói tiếp: “Luật chống ma túy ở các nước đã xiết rất chặt và các cơ quan có trọng trách thi hành luật đã làm việc đắc lực để bắt và truy tố ra tòa những kẻ buôn lâu, trong khi đó các luật chống buôn lậu phụ nữ và trẻ em, luật chống buôn người hầu như không có, hoặc rất yếu hay thi hành một cách nghèo nàn”.

Thượng nghị sĩ Wellstone nói đạo dự luật mà ông đồng bảo trợ sẽ cho phép chính quyền Mỹ được công bố những tài liệu ở các nước khác về hiểm họa của nạn buôn người và đòi chính phủ Mỹ phải kể tên những nước nào đã làm rất ít trong việc bài trừ nạn buôn người. Ông mong đó cũng là một mẫu mực cho các nước khác theo.

Cơ quan CIA cho biết mỗi năm có khoảng 50,000 người bị đưa lậu vào Mỹ - khoảng một nửa để làm nghề mại dâm. Số người bị đưa lậu vào Mỹ là đáng kể, nhưng nó còn lớn hơn nữa ở những nước mà biên giới không có sự tuần tiễu hay canh phòng.

LHQ cũng đang chiến đấu chống nạn buôn nguời. Hiện các thương thuyết gia của 100 nước đang làm việc ở Vienna về một phụ ước về nạn buôn người coi như một phần của một Quy ước LHQ chống các tội phạm liên quốc. Quy ước sẽ được ký vào tháng 12 ở Palemo, Sicily.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.