Hôm nay,  

Người Việt Nhập Cư Hong Kong Cực Kỳ Gian Nan

09/05/200000:00:00(Xem: 5446)
HONG KONG (AP) - Cháu Đinh Thị Yến, 9 tuổi sinh ở Hong Kong, nói tiếng Quảng Đông rất thạo. Nhưng các bạn học của cháu vẫn không tha cho cháu để nhắc nhở nguồn gốc của cháu.
Cháu Yến học lớp hai, cháu nói: “Mấy đứa học sinh khác đánh cháu vì cháu là người Việt Nam”.
Yến sinh trưởng ở trại tị nạn Pillar Point, có kẽm gai rào xung quanh, gần dẫy kho chứa hàng nhơ bẩn và một bến tầu ở một góc hẻo lánh của Hong Kong.
Chính quyền Hong Kong sẽ đóng cửa trại này ngày 31-5, và sẽ bắt buộc khoảng 1,100 thuyền nhân Việt Nam phải gia nhập xã hội phức tạp của Hong Kong sau khi cho họ được quyền cư trú. Họ phải nhập luồng chính của lãnh địa này, nổi tiếng là nơi giá thuê nhà cắt cổ và người không có tay nghề kiếm việc rất khó khăn.
Chính quyền Hong Kong gọi việc đóng của trại tị nạn là một “giải pháp nhân đạo”, nhưng đối với thuyền nhân và các con cái của họ sinh ra ở đây, họ không có mái nhà nào khác ngoài cái trại này.
Brenda Ku, người đại diện Caritas-Hong Kong cơ quan từ thiện Công giáo ở trại này nói: “Họ hội nhập được với xã hội này là tốt. Họ sẽ hoan nghênh biện pháp của chính quyền ở đây nếu không có những vấn đề tài chính làm họ khổ sở”.
Năm 1991, gia đình chị Phan Thị Vân phải cầm cố 6 chiếc nhẫn vàng để trả chuyến vuợt biên dài 20 ngày ngoài biển trên một chiếc thuyền đánh cá mỏng manh với 40 thuyền nhân khác.

Vân đã bị giam vì thuộc loại tị nạn kinh tế, tức di dân bất hợp phap, nhưng trước khi chị bị trục xuất chị đã kịp thời lấy một người chồng là dân tị nạn chính trị nên chị được quyền ở lại.
Năm nay 30 tuổi, chị Vân nói chị và 3 đứa con - từ lên 1 đến lên 6 - sau khi rời khỏi trại chỉ còn biết trông cậy ở tiền kiếm được của chồng. Anh này làm công nhân xây dựng bán thời gian. Nhưng vấn đề chính là gia đình chị Vân không biết sống ở đâu.
Trên bảng thông cáo của trại vẫn có sẵn một loạt những thông tri về công việc làm lương thấp ở các khu xây dựng hay trong nhà máy cùng những căn phòng chung cư cho thuê nhỏ xíu. Thế nhưng tiền lương chỉ đủ trả tiền thuê nhà ở. Công nhân nhà máy được lương khoảng 500 đến 1,000 đô la HK một tháng, nhưng tiền thuê căn phòng một giường ít nhất là 1,000 đồng một tháng ở khu trong thành phố. Còn ở vùng ngoại ô xa tiền muớn phòng chung cư nhỏ cũng phải mất 500.
Chồng của chị Vân đi làm mỗi ngày đem về được 230 đồng, nhưng cả tháng anh chỉ có việc làm trong 4 hay 5 ngày.
Dân tị nạn Việt Nam được hội nhập không phải chỉ lo về tài chính. Nạn kỳ thị trắng trợn đối với di dân Việt Nam cũng như đối với các di dân khác như Phi Luật Tân và Ấn Độ là chuyện thường xẩy ra ỡ Hong Kong. Di dân than phiền các kẻ bán hàng hành động thô bạo còn báo chí địa phương đem họ ra làm trò cười.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
ANKARA - Cựu chiến binh ISIS gọi là jihadist bắt đầu bị trả về nguyên quán, theo loan báo của Thổ Nhĩ Kỳ.
BAGHDAD - Lực lượng an ninh Iraq tiếp tục đàn áp biểu tình chống chính quyền tại thủ đô. Ít nhât 4 người thiệt mạng hôm Thứ Bảy 9 tháng 11.
LIÊN HIỆP QUỐC - Chính quyền Myanmar bị kiện về tội diệt chủng tại tòa tối cao LHQ vào ngày 11/11.
BEIJING - Chủ tịch Xi Jinping khẳng định quyền kiểm soát tuyệt đối của đảng cộng sản.
HONG KONG - Sau 1 ngày biểu tình bạo động và hỗn loạn từ khu thương mại đến khuôn viên đai học, và 1 người tự thiêu trong 1 vụ tranh chấp, đặc khu trưởng Carrie Lam tuyên bố “Những ai mong chính quyền đáp ứng các yêu sách chính trị khi đối diện bạo động là sai lầm”.
Vào Thứ Sáu, 25 tháng 10, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết có lẽ đã đến lúc truyền thống công nhận các Lạt Ma tái sinh đi đến hồi kết thúc
Khoảng đầu tháng 11/2019, một số nguồn tin cho biết, Washington yêu cầu Seoul chi 4.7 tỷ USD để duy trì binh sĩ và vũ khí Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.
TEHRAN - Vào ngày 8 tháng 11, phi cơ không người lái xâm nhập vào Iran rơi từ không phận gần cảng Mahshahar, với hình ảnh của truyền thông nhà nước Iran là bằng chứng.
BRASILIA - Từ Dinh TT vào tù, các TT tham nhũng và rửa tiền của Brazil được trả tự do chỉ vài năm sau - ông Lula da Silva cảm ơn các nhà tranh đấu cùng đảng.
BERLIN - Tháng 11-1989, nước Đứ chia cắt chứng kiến “tường ô nhục” phân đôi 2 phần đông/tây của thành phố Berlin bị giựt sập, mở đầu sự sụp đổ của hệ thống CS từ Nga sang Đông Âu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.