Hôm nay,  

Họ Giang Tới Nam Vang, Đỡ Đòn Cho Khmer Đỏ?

11/11/200000:00:00(Xem: 4709)
NAMVANG (KL) – Tin của AP – Vì Kampuchia tăng gia sự quan hệ với Trung quốc và vì gốc của các cấp lãnh đạo, chính quyền Kampuchia hầu như không muốn thành lập nhanh chóng tòa án để xử các cựu cán bộ của Khmer đỏ, mặc dầu có hứa với LHQ cho thành lập tòa án.

Chủ tịch Giang Trạch Dân của Trung quốc sẽ viếng thăm thủ đô Nam Vang ngày thứ hai, có thể làm cho chính quyền Nam Vang giám cho ngưng dự án thành lập tòa án này và còn đi xa hơn nữa, theo như các nhà nhân quyền và các nhà ngoại giao cho biết.

Các giới chức Kampuchia và Trung quốc đã cho biết, vấn đề thành lập tòa án sẽ không mang ra bàn cãi trong cuộc viếng thăm của họ Giang, nhưng chỉ có một số rất ít nhà chuyên đề tin rằng chuyện này sẽ không xẩy ra.

“Giả thử có nói chuyện này hay không, điều thấy rõ là Trung quốc không muốn để Kampuchia đem các vụ án này ra xử , vì thế cuộc viếng thăm sẽ đưa tới việc tiêu cực,” theo lời của Lao Mong Hay, giám đốc điều hành của Học viện Dân chủ Khmer, một cơ quan tư vấn của chính quyền Nam Vang.

Họ Giang sẽ là một nhân vật Trung quốc quan trọng nhất viếng thăm Kampuchia sau 30 năm, để làm cho nhớ lại các quan hệ mà Trung quốc đã cho viện trợ và đầu tư khổng lồ vào xứ này.
Trung quốc là một đồng minh quốc tế quan trọng của Kampuchia trong thời gian 1975-79, những năm Khmer đỏ đã theo chủ thuyết Mao một cách cấp tiến để giết 1,7 triệu người dân Kampuchia bằng cách bỏ chết đói, bắt phải đánh nhau hay đem ra tử hình.

Trung quốc còn là một nguồn viện trợ gần như độc nhất cho Kampuchia vào những năm này, cung cấp vũ khí, nông cơ biến thành cơ giới quân đội và khoảng 600 cho đến 700 cố vấn người Trung quốc đứng cạnh cán bộ của Khmer đỏ.

Phát ngôn viên Zhu Bangzao của bộ ngoại vụ Trung quốc đã cho biết trong tháng qua, các quan hệ của Trung quốc với Khmer đỏ là quan hệ bình thường trên bình diện một quốc gia với một quốc gia và coi chủ thuyết của Mao như một vũ khí chiến lược đối với sự sống còn của Trung quốc trong vùng.

Có sự miễn cưỡng ngay từ trong chính quyền của Kampuchia để cho tiến hành cuộc xử án mà sự thực ra có nhiều khuôn mặt trong chính quyền, trong đó có Thủ tuớng Hun Sen, truớc đây là người của Khmer đỏ.

Hun Sen luôn luôn lấy cớ chuyện người nước ngoài dính vào vụ xử án như xâm phạm chủ quyền của Kampuchia, lôi ra sự truy tố gay gắt có thể làm hại tới nền hòa bình và ổn định của Kampuchia mới giành đượùc sau cả chục năm chiến tranh không ngưng nghỉ.

Chíng quyền Khmer đỏ đã bị lực luợng Việt Nam cho lật đổ năm 1979, nhưng du kích của Khmer đỏ vẫn tiếp tục chống Nam Vang cho tới cách đây hai năm. Hun Sen rời hàng ngũ Khmer đỏ năm 1977 và trở thành nhân vật trong chính phủ do VN dựng lên năm 1979, thăng chức thủ tướng năm 1985, thực thụ được dân bầu làm thủ tướng năm 1993 và tái nhiệm thủ tuớng năm 1998.

Trước áp lực quốc tế, năm ngoái chính quyền Kampuchia đã đồng ý để thiết lập một tòa án hỗn hợp LHQ với Kampuchia. Nhưng sự tiến hành thành lập này vẫn còn bị bế tắc, vì Quốc hội do đảng Nhân dân Kampuchia của Hun Sen khống chế chưa chịu chấp thuận để uỷ quyền cho thành lập tòa án.

Các quan sát viên cho biết, việc xử án sẽ dẫn tới việc điều tra và lôi ra sự hiệp tác của Trung quốc với nhà lãnh tụ Pol Pot của Khmer đỏ, người đã chết năm 1998. Người đứng phó của lãnh tụ này là Ieng Sary, đã về đầu thú chính quyền Nam Vang năm 1996 và được sống tự do sau khi có lời nhận tội để cáo lỗi.

Các giới chức của Trung quốc đã tuyên bố, việc xử án là chuyện nội bộ của người Kampuchia, cộng đồng quốc tế phải tôn trọng chủ quyền của quốc gia này và tính chất độc lập của pháp lý.
Nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ này, chính quyền Hun Sen cả gan cho tạm đình việc thành lập tòa án, theo lời của Sara Colm, một nữ đại diện về canh chừng nhân quyền.

Nhà nữ đại diện này đã cho biết, cuộc viếng thăm của họ Giang có thể làm lệch cán cân, hay đưa ra sự ủng hộ về một tòa án hỗn hợp mà quốc tế không đuợc quyền kiểm soát.

Quan hệ của Trung quốc với Kampuchia đã lên cao vào năm 1997 khi Hun Sen giữ chức thủ tướng cộng tác và đã đá Norodom Ranariddh ra khỏi chức thủ tướng, làm chấn động Tây phuơng và Á Đông. Trung quốc đã hỗ trợ Hun Sen để bác bỏ phái đoàn ngoại giao của Đài Loan tại Nam Vang.

Sự đầu tư của Trung quốc vào Kampuchia từ năm 1997 tới năm 1998 đã lên gấp ba và đã gia tăng 40% vào năm 1999, làm cho sự đầu tư của Trung quốc tại Kampuchia là nguồn đầu tư lớn nhất, đứng hàng thứ hai.

Khi Hun Sen sang thăm Bắc Kinh năm 1999, Trung quốc đã cam kết viện trợ 18,3 triệu Mỹ kim và cho muợn 200 triệu Mỹ kim không lấy tiền lời cho các dự án thuộc về hạ tầng cơ sở, coi như một gói viện trợ lớn nhất theo như so sánh với bất cứ các quốc gia naò khác Chính quyền Hun Sen đã bác bỏ sự yêu cầu của sinh viên buộc họ Giang phải xin lỗi về việc đã hỗ trợ Khmer đỏ.

“Nếu chúng ta giầu có, chúng ta đuợc quyền đòi hỏi để xin lỗi về khía cạnh đạo đức. Nhưng hiện nay không phải là lúc để chọc giận Trung quốc,” theo lời Om Yentieng, cố vấn cao cấp của Hun Sen đã cho biết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.