Hôm nay,  

Phản Chiến “tổng Động Viên” Chống Vụ Mỹ Sẽ Đánh Iraq

20/10/200200:00:00(Xem: 4236)
WASHINGTON (KL) – Chính quyền của Tổng thống George Walker Bush đã có bước đi mạnh mẽ khác trong tuần qua, sau khi lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ cho phép ông Bush được quyền xử dụng quân lực chống Iraq không cần có sự chấp thuận của Hội đồng An ninh LHQ, hay có việc bỏ thăm khác của Quốc hội Hoa kỳ.
Trong khi đó, con số biểu tình chống chiến tranh lại tăng lên vào cuối tuần qua ở khắp nơi tại Hoa kỳ.
Trong hai tuần qua, các khối phản chiến đã đồng loạt gửi hàng trăm fax, e-mail và các lá thư đến tràn ngập các văn phòng tại Quốc hội Hoa kỳ. Ngay cả những nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa cũng la lên số thông điệp chống chiến tranh gửi đến tràn ngập văn phòng, vượt hơn số người ủng hộ ông Bush tới 10 lần.
Có 53 tổ chức nhân quyền và tôn giáo đã lên tiếng thúc đẩy Quốc hội Hoa kỳ chống lại nghị quyết này. Trong số những người ký tên như thế, họ là những nhóm dân giả thuộc các tổ chức như Greenpeace (Hoà bình xanh), Oxfam America (Hoa kỳ xóa đói, giảm nghèo), Hội đồng Giáo hội Cơ đốc của Hoa kỳ (đại diện của khoảng 140 ngàn giáo đoàn Tin lành) và Bác sĩ Phụng sự Xã hội (Physicians for Social Responsibility). Các tổ chức này đưa ra công bố “Chúng tôi cho rằng việc đơn phương đánh trước Iraq vào lúc này là có sự phá hoại nhiều hơn là củng cố nền an ninh của Hoa kỳ. Chúng tôi thấy hành động như thế hiện nay có thể dâng cao nguy cơ để bọn khủng bố tấn công các công dân Hoa kỳ, trong khi đó lại còn phá hoại sự hợp tác quốc tế để cho giảm đi chủ trương khủng bố.”
Hai tổ chức quan trọng gốc dân giả thường không tham gia vào việc chống chiến tranh cũng đã xuất đầu lộ diện mạnh mẽ vào những ngày gần đây.
John Sweenay, thủ lãnh của liên đoàn lao động lớn nhất Hoa kỳ là AFL-CIO, đã công bố đầu tuần này để chống lại việc đơn phương hành động chống Iraq. Hơn nữa Hội Phụ nữ Hoa kỳ và các đoàn thể phụ nữ khác đã lên tiếng chống lại hành động quân sự. Cuộc thăm dò mới vào ngày thứ sáu của Hội đồng Ngoại giao và Trung tâm Pew Nghiên cứu Y Ùkiến dân chúng qua ghế của các nhà thờ và báo chí (Pew Research Center and the Press) cho thấy các khối chống chiến tranh khắp Hoa kỳ trước đây, cả hai đều có lời nói và và ý kiến vượt hơn hẳn những ý kiến của những người đang ủng hộ chính sách của ông Bush.
Cuộc thăm dò này đã căn cứ vào các cuộc phỏng vấn của trên 1500 người đã trả lời trong các cuộc phỏng vấn, cho thấy đích thực Iraq có chủ trương chiến tranh khủng bố, đó là một yếu tố quan trọng để đa số (62%) ủng hộ việc có hành động quân sự đối với quốc gia này.
Mặc dầu tin tức tình báo có mâu thuẫn, cuộc thăm dò này cho lại thấy hai phần ba những người đã trả lời, họ cho rằng “Saddam Hussein đã giúp bọn khủng bố trong cuộc tấn công ngày 11/9”, và hầu hết 80 phần trăm đều cho rằng tên độc ác này gần có hay đã có loại vũ khí nguyên tử.
Yếu tố quan hệ trong việc ủng hộ của công dân Hoa kỳ là tin tưởng vào việc sử dụng vũ lực tại Iraq để tiến tới cuộc chiến tranh với khủng bố, đó là cái quan tâm chính của dân chúng Hoa kỳ, theo như giám đốc Andrew Kohout của Trung tâm Pew đã cho biết.
Phe phản chiến cũng đang dùng mạng internet để “huy động lực lượng”
Trên máy vi tính của bà Amy Hendrickson, chuyên về nhu liệu ở Brookline, một phong trào đang được phát động để phản đối chính sách của Hoa kỳ về Iraq. Bà nói bà có 600 điện thư một ngày, vì hiện nay, bà làm việc trên máy vi tính từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày.
Theo bà, động lực cuộc biểu tình của hàng vạn người chống lại chính sách trên trong ngày 6 tháng 10 không phải phát xuất từ các trường đại học mà chính là từ các máy vi tính của những người như bà. Bà đã giúp tổ chức các cuộc chống đối nhất loạt tại 14 quốc gia, kể cả Nhật, Bangladesh, Đức, Áo, Úc, Ấn và Nepal.
Năm nay, lần đầu tiên từ khi phát minh mạng lưới vi tính, dân chúng Hoa Kỳ đã xử dụng mạng lưới này để tranh cãi việc có nên phát động một cuộc chiến tranh hay không, và một số rất đông các phần tử chống đối đã lên lưới để kết hợp thành nhóm. Sự tiện lợi trong kỹ thuật truyền thông điện tử đã làm cho nhũng người ù cùng quan điểm có thể ký thỉnh nguyện thư và phối trí các cuộc chống đối một cách rất dễ dàng , hơn hẳn hồi thập niên 1960, hay ngay cả thời Chiến Tranh Vùng Vịnh chỉ cách nay 10 năm.
Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra câu hỏi là liệu một phong trào có thể nào thực sự tạo được một ảnh hưởng chính trị nêú không có cơ sở vật chất và những chữ ký trên giấy trắng mực đen"

Timothy McCarthy, giáo sư văn và sử, đại học Harvard, nói là mạng lưới vi tính có thể làm sự chống đối lan rộng ra, nhưng đồng thời lại làm bớt đi tính cách cụ thể. Một ngươì có thể ký điện thư chống đối, nhưng lại không thể nào tỏ hành động bất tuân trên mạng lưới.Những người con trai của bà Hendrickson đều còn trẻ khi cuộc chiến tranh Việt Nam bùng nổ trong thập niên 1960, nên bà xem các cuộc biểu tình phản chiến từ xa va đãø không trở thành một người vận động phản chiến. Nhưng từ đầu năm nay, bà tham gia một nhóm dùng điện thư để thảo luận các bài báo về cuộc chiến tranh chống khủng bố. Những bài báo bà đọc đã làm bà ngày càng cảnh giác về các chính sách của chính phủ Bush, vì vậy bà ký tên trên thỉnh nguyện thư mạng lưới và viết cho các nhóm chủ hòa để tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ. Bà nhận được trả lời từ nhóm "Đừng Nhân Danh Chúng Tôi" có trụ sở ở Nữu Ước yêu cầu bàvận động ở Boston cho cuộc chống đối ngày 6 tháng 10.
"Đừng Nhân Danh Chúng Tôi", trong nhiều phương diện, có tính cách tiêu biểu cho các nhóm chống đối lập trường của Bạch Ốc về Iraq. Nhóm này được thành lập cách đây 8 tháng gồm các cựu chiến binh hoạt động phản chiến lo ngại về chiều hướng chiến tranh chống khủng bố đang diễn ra, và bỗng có đà hoạt động mạnh khi chính phủ Bush hướng sự chú ý về Sađam Hussein.
Nhóm này cũng có được sự ủng hộ của một số nhân vật nổi tiếng như nữ tài tử Susan Sarandon, người điều khiển chương trình phát thanh Casey Kasem, nhạc sĩ Mos Def, kịch tác gia Tony Kushner và các nhà văn Alice Walker và Kurt Vonnegut. Những người này đã ký tên vào bản kêu gọi chống lại sự "đàn áp quân sự" và cho đăng tải bản kêu gọi này trên báo New York Times. Bà Hendrickson đã gia nhập phong trào này. Bà quyết định gởi trên 1.000 điện thư cho các nhóm chủ hòa bà tìm thấy trên mạng lưới toàn thế giới, khuyến khích họ bày tỏ ý kiến cùng với giới phản chiến ở Mỹ bằng cách tổ chức các cuộc chống đối bên ngoài các sứ quán Mỹ vào buổi trưa. Nhưng những người trong nhóm "Đừng Nhân Danh Chúng Tôi" lại không tán thành, họ muốn chú trọng hẳn vào dân chúng Mỹ.
Dầu vậy, bà vẫn làm theo đường hướng của bà, và tiếp tục gởi điện thư đề nghị các khẩu hiệu, các yêu cầu đối với chính phủ Mỹ cũng như một bản ghi lời đoan kết của nhóm "Đừng Nhân Danh Chúng Tôi" được dịch ra 12 thứ tiếng trên mạng lưới của nhóm. Bà viết: hãy giúp phát động cuộc biểu tình chủ hòa đầu tiên trên toàn thế giới, và kêu gọi việc phản đối các chính sách hiện nay của Hoa Kỳ. Vài ngày sau, bà nhận được điện thư trả lời đầu tiên, từ Dhaka, Bangladesh. Bức thư đoan quyết: " Chúng tôi sẽ biểu tình với các người!" Bà nói thật là phấn khơỉ! Tiếp theo là một lá thư đến từ Nepal với lời chào: hơĩ các bạn cùng yêu hòa bình thân mến! Từ Manila là Các đồng chí! Từ Berlin là thân chào những người Mỹ yêu hòa bình. Tính chung, dân chúng tại 14 thành phốõ gởi thư hưởng ứng, và cho biết đã có biểu tình từng nhóm lớn và nhỏ. Một vài nơi gởi cả hình để làm bằng chứng.
Bà Hendrickson nhấn mạnh: trao đổi điện thư trên mạng lưới là tiếng nói của người dân với người dân, không phải giữa chính phủ này với chính phủ khác. Boston chưa tự tổ chức một cuộc biểu tình nào tại đây. Bà Hendrickson chỉ mới phân phát hàng ngàn truyền đơn kêu gọi dân Boston hưởng ứng cuộc biểu tình ở Nữu Ước, và bà tụ tập được một nhóm khoảng 40 người đi Nữu Ước để tham dự . Đây là cuộc biểu tình của khoảng 10.000 người tại Central Park và được coi là lớn nhất trong việc chống hành động quân sự đối với Iraq. Ít nhất có thêm 20.000 người đã biểu tình ở Los Angeles, San Francisco, Seattle, theo sự ước tính trên tờ báo của nhóm Đừng Nhân Danh Chúng Tôi. Và hàng ngàn người khác đã tụ tập tại các thành phố nhỏ hơn khắp nước theo kêu gọi trên mạng lưới của nhóm này
.Một số thỉnh nguyện thư chống chiến tranh cũng đang được phân phối, kể cả một bức thư ngõ trên www. noattackiraq. org, với trên 19.000 chữ ký của giáo sư và sinh viên khắp nước Mỹ và một bản cam kết tranh đấu cho hòa bình của nhóm American Friends Service Committêe có 50.000 chữ ký.
Văn phòng của Thượng Nghị Sĩ Kerry cho biết đã nhận được trên 20.000 điện thư về Iraq, hầu hết chống lại hành động quân sự của Mỹ. Cũng nên biết Thượng Nghị Sĩ Kerry đã bỏ phiếu thuận đối với nghị quyết cho phép xử dụng quân lực.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.