Hôm nay,  

Dân Tây Tạng Mất Kiên Nhẫn Vì Bị Quốc Tế Làm Ngơ

15/12/200200:00:00(Xem: 4277)
DHARMSALA, Ấn độ (AFP) – Dân Tây Tạng sẽ khó tránh phải phát sinh phương sách bạo động, nếu như cộng đồng quốc tế làm ngơ nguyện vọng đòi tự trị của Tây Tạng, theo như lời tuyên bố của một giới chứng trong chính quyền lưu vong ngày thứ ba.
Chủ tịch Pema Jungney của Hội đồng Đại biểu khiếu nại là LHQ đã không làm áp lực với Trung quốc về việc thôn tính Tây Tạng.
“Nếu như bắt buộc dân Tây Tạng quay sang bạo động, đó là lỗi của LHQ đã không tôn trọng các nguyên tắc và mục đích quốc tế,” theo như ông Jungney tuyên bố.
Ông cho biết, giới thanh niên Tây Tạng đang mất dần sự chịu đựng, thấy không có tiến triển nào trong việc giải quyết vấn đề của Tây Tạng.
Ông nói, việc bạo động của khủng bố đang gia tăng khắp nơi trên thế giới và nếu như việc tranh đấu của dân Tây Tạng đi theo đường lối này, Trung quốc sẽ không có cách nào để trở tay trước diễn tiến về cuộc xung đột văn hóa (the clash of civilization) giữa Tây Tạng và Trung quốc.
Quân đội Trung quốc đã chiếm đóng Tây Tạng năm 1951, sau đó vị lãnh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma đã phải lưu vong tám năm trời sau cuộc nổi dậy chống người Trung quốc không thành công.

Trung quốc lên tiếng trước thế giới, Tây Tạng là lãnh thổ của Trung quốc từ lâu đời do các tăng, người Trung hoa, lập ra, nhưng đa số người dân Tây Tạng lên tiếng là trong suốt thời gian lịch sử Tây Tạng hầu như hoàn toàn độc lập đối với Trung quốc.
Ông Jungney đã đưa lời cảnh báo ngày thứ ba trong buổi lễ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 13 về việc đức Đạt Lai La Ma nhận giải Nobel Hòa bình về đường lối tranh đấu bất bạo động để giải thoát Tây Tạng ra khỏi sự cai trị của Trung quốc, một đế quốc mới đang tìm mọi cách vượt Hy Mã Lạp Sơn để tiến vào Nam Á cho phong tỏa các quốc gia vùng Đông Nam Á.
Lời cảnh cáo này đã được đưa ra trong nỗ lực tái đàm phán giữa người Tây Tạng và người Trung quốc. Phái đoàn của chính phủ lưu vong sang công du tại Bắc kinh hồi tháng mười đã nêu ra các niềm hy vọng trong một cuộc đàm phán, đã bị ngưng từ năm 1993. Nhưng giới chức Tây Tạng này cho biết, Trung quốc đã không thành khẩn để cho mở ra các cuộc tiếp súc.
“Trung quốc vẫn có chủ ý làm bộ mở ra các cuộc đàm phán với mục đích kéo dài thời gian, chờ cho tới khi Đức Đạt Lai La Ma quá vãng. Việc làm này chẳng đi tới đâu,” theo lời của ông Jungney.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.