Hôm nay,  

Hoa Lục Đồng Hóa: Chi 3 Tỉ Xây Đường Sắt Tây Tạng

15/01/200100:00:00(Xem: 4925)
NEW DELHI (KL) – Tin của Julian West, Sunday Telegraph, một đường xe lửa sẽ dùng để đồng hóa dân Tây Tạng vào Trung quốc.
Trung quốc đã vội vã cho lập đường xe lửa trên vùng có độ cao nhất thế giới, đường xe lửa này băng ngang vùng băng giá của cao nguyên Tây Tạng. Dân Tây Tạng đã lo sợ Trung quốc có hậu ý phá hủy nền văn hóa và tín ngưỡng của Tây Tạng bằng cách cho dân Trung hoa thông thương tràn vào Tây Tạng bằng đường xe lửa này.
Đường xe lửa băng ngang cao nguyên Tây Tạng sẽ là đường để thông thương dài 1.100km., đường này chạy băng qua một số vùng núi ở độ cao nhất thế giới, hầu hết là nằm trong vùng đất khắc nghiệt, không trú được. Đường xe lửa này sẽ là một kỳ công về kỹ thuật cầu đường.
Dự án của Trung quốc làm cho chính quyền lưu vong của Đức Đạt Lai Lama và các nhà vận động cho dân Tây Tạng phản đối, họ nhìn thấy Trung quốc gửi bộ đội của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc, theo sau bộ đội này là nhưng người Trung quốc tới lập nghiệp, khai thác lâm sản và hầm mỏ trên đất Tây Tạng.
Yù đồ của Trung quốc là cho lập đường hỏa xa chạy tới Lhasa, thủ đô của Tây Tạng. Thủ đô này nằm trên cao nguyên có cao độ 3000m, chung quanh được bao bọc bằng những đỉnh núi nhô cao. Ý đồ này đã có ngay sau khi Trung quốc cho quân chiếm đóng vùng Đông Tây Tạng. Trung quốc đã xoay trở cho lập đường xe lửa nhiều năm trên vùng đất tứ mùa băng giá, nằm trên độ cao với chi phí lớn.
Song năm 1970, công trình xây dựng đã bắt đầu chi thấp nhất cho bốn con lộ đã dự định băng qua vùng sình lầy nước mặn của lòng chảo Tsaidam tại Qinghai, tỉnh Amdo nằm ở vùng Tây Bắc của Tây Tạng. Nhưng tuyến đường này đã làm xong tới Golmud, một thị trấn biên giới bụi bậm trước kia đang làm và bỏ dở.
Hai năm trước đây, Bắc Kinh đã công bố, các cuộc nghiên cứu khả thi đã được hoàn tất cho tuyến đường Qinghai, dùng làm đường thay thế con đường chạy từ tỉnh Vân Nam bọc biên giới vùng đông nam của Tây Tạng. Hai con lộ khác cũng được dự định để thành lập.
Cuộc họp tại Bắc Kinh hồi tháng chin đã coi tất cả bốn lộ này đều có khả năng xử dụng. Lộ Qinghai chạy dài 1,086km và chí phí khoảng 3,3 tỷ Mỹ kim, con lộ ngắn nhất cũng chi phí ít nhất.
Con lộ phát xuất từ tỉnh Vân Nam được các giới chức hỏa xa ưa thích, bởi vì con lộ này băng ngang vùng rừng ấm áp có mưa nhiệt đới tại đông nam của Tây Tạng, vùng có nhiều du khách, dài hơn 500km, chi phí làm đường gấp ba. Hai con đường khác dài hơn và tốn kém hơn nhiều.
Trong vòng ba tháng tới sẽ có một nghị quyết, theo như giới chức hỏa xa đã cho biết, họ đã đề nghị lập con lộ Xining-Golmud chạy qua Qinghai vừa mới nới rộng ra.
Bất cứ lộ nào được chọn lựa cũng có những thử thách lớn nhất trên thế giới về kỹ thuật : băng ngang vùng núi cấm Kunlun đóng băng, chạy trong đường hầm dài 30km ở độ cao cáchmặt biển 5300m trước khi con đường này ngóc đi lên cao nguyên Lhasa. Công trình này sẽ hoàn tất vào năm 2010.

Bắc Kinh đã nói rõ, lý do chính của dự án này lý do chiến lược. Tờ báo Qinghai đã cho biết đường hỏa xa này là phòng tuyến chính trị kết hợp với sự bảo vệ ranh giới sau khi ý thức được sự thử bom nguyên tử của Ấn Độ và “âm mưu của Đạt Lai” làm cho vùng Tây Tạng bao giờ cũng bất an.
Bắc Kinh cũng tinh tế khai thác các tài nguyên thiên nhiên rộng lớn chưa có ai đụng tới tại Tây Tạng, cho di dân của các thành thị quá đông người để đồng hóa gấp rút Tây Tạng thành lãnh thổ của Trung quốc.
“Đây là một ác mộng lớn nhất của chúng tôi,” theo như lời của Thubten Tsamphel, phát ngôn viên của chính quyền lưu vong Đức Đạt Lai Lạt ma. “Số công nhân Trung quốc gia tăng, cơ bản là làm thay đổi hẳn sự sinh sống của nhân dân Tây Tạng để đẩy nằm trong những điều kiện bất lợi cho dân Trung quốc khai thác.”
Dân Tây Tạng tin chắc rằng Trung quốc đã xâm chiếm đất Tây Tạng năm 1950 chính là thứ nhất để khai thác khoáng sản phong phú của Tây Tạng, thứ hai cho di dân để đồng hóa như theo lịch sử Trung quốc đã từng làm đối với các quốc gia lân bang. Trung quốc cũng đã đào các hầm mỏ lấy được một số lớn các tài nguyên như uranium và strontium, lập vùng cho đổ các phế thải độc hại và các dànï phóng hỏa tiễn trên cao nguyên Tây Tạng cho nhắm vào các mục tiêu định sẵn. Các vận động viên của Tây Tạng hiện nay e sợ đường xe lửa này dùng để tăng tốc khai thác hầm mỏ, ngoài ra còn hủy hoại môi sinh.
Gia tăng sự phát quang rừng là một họa khác nữa. Các rừng cây của Tây Tạng đã bị dân Trung quốc cho hạ xuống, gây cho các sông lớn của Á châu ngập bùn, trong đó có 10 con sông phát nguồn từ nơi nước đóng băng của Tây Tạng. Hai năm qua nạn phá rừng đã gây ra nạn lụt kinh khủng nhất so với các nạn lụt trong nửa thế kỷ tại Trung quốc, sông Trường Giang tại Trung quốc và sông Brahmaputra tại Bắc Ấn bị ngập lụt chưa từng thấy.
Nhưng mối lo sợ ghê gớm nhất là đường xe lửa làm cho dân Trung quốc thông thương dễ dàng để xóa bỏ hẳn xã hội của người Tây Tạng. Các nhà vận động của Tây Tạng đã chỉ cho thấy hậu quả thê thảm của tuyến đường xe lửa chạy tới Kashgar ở vùng Tân Cương đã hủy hoại toàn bộ sự sinh sống của dân địa phương tại Uighur; có 7,5 triệu di dân Trung quốc đã được thu hút đến để định cư trong vùng bằng cách trợ cấp tài chánh, miễn thuế như để đối chọi với dân Tây tạng chỉ có sáu triệu người.
Nhất là Lhasa, cung điện Potala, ngai lộng lẫy cũ của Đạt Lai Lạt ma bây giờ mọc lên đầy những tòa nhà tập thể mầu xám của dân Trung quốc được xây bằng xi-măng, các tòa nhà này đã xoá hẳn đi các đặc tính hay phong thái Tây Tạng.
Đĩ điếm ở khắp nơi trong thành phố, ước tính có khoảng trên ba ngàn ổ điếm và vô số các quán rượu Ca ra Okay có công nhân Trung quốc ra vào. Văn hóa và tín ngưỡng của Tây Tạng bị ngăn cấm, những người Tây Tạng rách rưới sống quanh quẩn Jokhang. Vấn đề tôn kính sự linh thiêng của Phật đã bị dân Trung quốc đến sống tại Tây Tạng coi như là chuyện kỳ quặc cổ lỗ dành cho dân sơn cước sống theo hoang dã.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.